Là tên quyển sách do ông Mátthia (người Đức) viết, sau khi ở Mỹ xem xét đã 10 năm. Sau đây là vài điểm chính của quyển sách ấy:

Ở Mỹ, họ đánh giá mọi người ở chỗ ai có nhiều tiền hay là ít. Những người triệu phú nắm hết mọi quyền hành. Ở Quốc hội Mỹ không bao giờ có một đại biểu công nhân. Thường thường, người làm Bộ trưởng Quốc phòng là một chủ nhà máy đúc súng, người làm Bộ trưởng Kinh tế là một chủ công ty khổng lồ.

Theo bản điều tra năm 1947 về mức sinh hoạt cả thế giới, thì công nhân và thường dân Mỹ đứng vào hàng thứ 6 trong mức ăn thịt và hàng thứ 13 trong mức ăn sữa và bơ. Thực phẩm của họ chất lượng rất kém. Vì vậy mà sức khỏe của họ kém sút. Năm 1945, trong 100 thanh niên đến tuổi đi lính, thì có 36 người yếu sức. Sau chiến tranh, số thanh niên yếu sức tăng đến 60 phần 100.

39 phần 100 gia đình Mỹ chỉ sống với mức thấp nhất. Đời sống của người lao động rất bấp bênh, chế độ lao động rất hà khắc.

Giai cấp “trung đẳng” như giáo sư, quan tòa… nhiều người đối với cấp trên rất khúm núm, luôn luôn lo sợ mất việc làm.

Về văn hóa, 10 phần 100 người Mỹ là mù chữ. Người Mỹ chỉ thích xem những tiểu thuyết “cômíc”, là những chuyện giết người, trộm cướp ly kỳ.

Không nơi nào trên thế giới có nhiều người mắc bệnh thần kinh và nhiều người tự sát như ở Mỹ. Cựu Bộ trưởng Lốtgiơ đã nói: “Chúng ta là một nòi giống đang đi đến chỗ diệt vong vì chúng ta là một loại người vào hạng thứ 3”. Một người sử học nổi tiếng là ông Tuân By nói: “Rất có thể lịch sử vẻ vang của Mỹ sẽ chấm dứt một cách bi đát… vì Mỹ bước lên sân khấu thế giới quá sớm”.

Sau khi mổ xẻ xã hội Mỹ, ông Mátthia kết luận: “Mỹ là một người khổng lồ rỗng tuếch”.

C.B.

------

Báo Nhân Dân, số 649, ngày 13-5-1955, tr.2.

Tin liên quan

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Tôi rất tâm đắc với nội dung bài xã luận “Dân giàu nước mạnh; nước mạnh dân giàu” đăng trên báo Nhân Dân ngày 5/3/1988. Quan điểm về quan hệ kinh tế - xã hội giữa một người, một nhóm, một tập thể với cả nước, cả xã hội đã được trình bày rõ. Ở đây tôi muốn nêu một khía cạnh khác về mối quan hệ giữa cả nước và một địa phương, mà địa phương là bộ phận hợp thành của cả nước.