Khoảng năm 1941, một tên viên chức Pháp ở nhà ga Hà Nội, vì ra lệnh ẩu cho một chuyến xe lửa chạy không đúng lúc, đã gây ra một tai nạn khủng khiếp 2 tàu đâm nhau ở Cầu Tiên gần ga Văn Điển. Hàng trăm người chết, rất nhiều người bị thương. Việc đưa ra tòa án, tên viên chức người Pháp kia chỉ bị án treo, và sau đó vẫn làm việc trong ngành xe lửa.

Hồi thuộc Pháp, tai nạn tàu bè, xe cộ xảy ra hằng ngày. Mỗi vụ đưa ra tòa án là một dịp để quan tòa ăn tiền và che chở cho bọn gây tai nạn tiếp tục coi thường tính mệnh của nhân dân.

Ngày 6-7-1955 vừa qua, tòa án nhân dân Liên khu Việt Bắc đã mở phiên tòa đặc biệt tại Hà Nội, xử vụ gây tai nạn thuyền máy Hưng An bị đắm. Tòa xử phạt thuyền trưởng Nguyễn Văn Kính và chủ thuyền Nguyễn Văn Đích tù chung thân, Nguyễn Văn Khôi tù 10 năm (xem báo Nhân Dân số ra ngày 8-7-1955).

Việc này chứng tỏ chính quyền ta coi trọng và tích cực bảo vệ tính mệnh, tài sản của nhân dân. Đó là một điểm căn bản khác nhau giữa chính quyền cách mạng của chúng ta với chính quyền phản động của thực dân, phong kiến. Những nhà vận tải, những người lái xe cộ, tàu bè cần lấy vụ án trên đây làm bài học để rèn luyện và nâng cao ý thức coi trọng tính mệnh, tài sản của nhân dân, luôn luôn theo đúng chính sách và luật lệ của Chính phủ.

H.B.

-----------

- Báo Nhân Dân, số 493, ngày 9-7-1955, tr.2.

- Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.10, tr.37.

Tin liên quan

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Tôi rất tâm đắc với nội dung bài xã luận “Dân giàu nước mạnh; nước mạnh dân giàu” đăng trên báo Nhân Dân ngày 5/3/1988. Quan điểm về quan hệ kinh tế - xã hội giữa một người, một nhóm, một tập thể với cả nước, cả xã hội đã được trình bày rõ. Ở đây tôi muốn nêu một khía cạnh khác về mối quan hệ giữa cả nước và một địa phương, mà địa phương là bộ phận hợp thành của cả nước.