Thế nào là chi bộ tốt ở nông thôn?

Có thể nói tóm tắt thế này: Là chi bộ nào chấp hành tốt các chính sách của Đảng; đi đúng đường lối quần chúng; củng cố và phát triển tốt hợp tác xã nông nghiệp, không ngừng nâng cao mức sống của nhân dân, đảng viên gương mẫu và được dân tin, dân phục, dân yêu. Một thí dụ:

Trước đây 3 năm, Kim An (Hà Đông) là một xã nghèo khổ và lạc hậu. Do chi bộ lãnh đạo khéo, mà hiện nay Kim An trở thành một xã tiên tiến, ấm no.

Về kinh tế - Hầu hết nông dân đã vào hợp tác xã.

Năm kia chỉ có 1.089 mẫu ruộng đất. Nay đã mở mang thành 2.000 mẫu.

Do mạnh dạn cải tiến nông cụ, mà đã tăng vụ, tăng sản lượng, tăng thu nhập của xã viên. Mức sống trong xã đã cải thiện rõ rệt.

Về văn hóa - Cả xã đã xóa xong nạn mù chữ và đang đẩy mạnh bổ túc văn hóa. Cán bộ và thanh niên đều đang học lớp 4, lớp 5.

Về lãnh đạo - Chi bộ lãnh đạo dân chủ, đi sâu đi sát, mọi việc đều bàn bạc với xã viên, vì vậy xã viên càng có tinh thần tập thể, tinh thần làm chủ nông thôn, và càng hăng hái lao động sản xuất.

Khéo phân phối công tác. Thanh niên xung phong trong mọi công việc. Người già, con trẻ đều có việc làm, mọi người đều tùy sức mình mà vui vẻ góp phần vào lợi ích chung.

Cán bộ trong sạch và gương mẫu, cùng lao động, cùng sinh hoạt, cùng học tập với quần chúng.

Trong xã có lớp học cho người lớn, có vườn giữ trẻ con. Thực hiện khẩu hiệu “Sạch làng tốt ruộng”, “Tấc đất tấc vàng” - nhà cửa, vườn tược, đường sá đều sạch sẽ, đúng vệ sinh. Cả xã có một cảnh tượng vui tươi, phồn thịnh.

Nói tóm lại: Chi bộ Kim An đã thành hạt nhân lãnh đạo vững chắc của Đảng và kinh qua chi bộ mà Đảng càng được dân tin, dân phục, dân yêu.

Do chi bộ lãnh đạo khéo mà xã tiến lên. Lại do xã tiến lên mà chi bộ càng được phát triển và củng cố - từ 10 đảng viên (năm 1958) tăng lên 5 anh 1 đảng viên. Như vậy, có thể nói chi bộ Kim An là một chi bộ tốt, các chi bộ khác nên học tập, thi đua theo kịp và vượt qua chi bộ Kim An. Các đồng chí Kim An thì chớ tự kiêu, tự mãn vì thành tích mà cần phải cố gắng mãi để tiến bộ mãi.

T.L.

---------------

- Báo Nhân Dân, số 2518, ngày 9-2-1961.

- Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.13, tr.37-38.

(*) Xem báo Nhân Dân, ngày 16-1-1961 (TG).

Tin liên quan

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Tôi rất tâm đắc với nội dung bài xã luận “Dân giàu nước mạnh; nước mạnh dân giàu” đăng trên báo Nhân Dân ngày 5/3/1988. Quan điểm về quan hệ kinh tế - xã hội giữa một người, một nhóm, một tập thể với cả nước, cả xã hội đã được trình bày rõ. Ở đây tôi muốn nêu một khía cạnh khác về mối quan hệ giữa cả nước và một địa phương, mà địa phương là bộ phận hợp thành của cả nước.