Đồng chí Cần là thợ rèn ở Hà Đông, cùng anh em nhận công việc làm dây xích giữ phà. Làm 120 cái xích, cộng dài 1.000 thước, phải tốn nhiều sắt, 100 tấn than và 1.000 công thợ.

Trong khi cùng anh em bàn bạc, đồng chí Cần đã có sáng kiến: Trong kháng chiến, bộ đội ta phá hoại được nhiều xe tăng của địch, những xe tăng ấy có xích sắt rất tốt, ta nên lợi dụng nó.

Thế rồi anh em đưa nhau đi tìm tháo xích sắt xe tăng. Kết quả đã giải quyết nhanh chóng việc làm xích giữ phà, mà không tốn than tốn sắt, lại còn tiết kiệm được nhiều công thợ.

Đồng chí Cần lại có sáng kiến dùng vỏ đạn đại bác của địch, làm được 100 cái xẻng cho công trường, tiết kiệm được 8 vạn đồng.

Trong phong trào thi đua, một điều rất quan trọng là phải có sáng kiến. Có sáng kiến tổ chức, thì tăng được năng suất và tiết kiệm được thời giờ và nguyên liệu, vật liệu. Tăng gia và tiết kiệm cộng lại với nhau, thì một người có tác dụng bằng nhiều người, một vốn có tác dụng bằng nhiều vốn. Nói tóm lại: Muốn thi đua có kết quả tốt, thì đầu óc cần phải suy nghĩ tìm tòi, cũng như tay chân phải cần cù nhanh nhẹn.

Đồng chí Cần đã biết suy nghĩ tìm tòi, đã có sáng kiến, cho nên đã thu được kết quả tốt. Do đó, đồng chí ấy đã xứng đáng với cái vinh dự là người công nhân gương mẫu.

C.B.

------

- Báo Nhân Dân, số 392, ngày 29-3-1955, tr.2.

- Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.9, tr.384.

Tin liên quan

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Tôi rất tâm đắc với nội dung bài xã luận “Dân giàu nước mạnh; nước mạnh dân giàu” đăng trên báo Nhân Dân ngày 5/3/1988. Quan điểm về quan hệ kinh tế - xã hội giữa một người, một nhóm, một tập thể với cả nước, cả xã hội đã được trình bày rõ. Ở đây tôi muốn nêu một khía cạnh khác về mối quan hệ giữa cả nước và một địa phương, mà địa phương là bộ phận hợp thành của cả nước.