Ngày 7-7-1955, Ngô Đình Diệm đã tổ chức một cuộc biểu tình để kỷ niệm một năm đầy tội ác của hắn và để “đả đảo Hiệp ước Giơnevơ”. Đài phát thanh của nhóm “Đại Việt” đã tường thuật như sau:

“Hôm qua, chính quyền của ông Ngô Đình Diệm đã tổ chức biểu tình tại Sài Gòn. Thật không đáng là một ngày lễ to, thế mà họ đã làm tốn tiền tốn bạc, dân chúng phải bỏ cả công ăn việc làm.

“Dù cuộc biểu tình chỉ có mấy đoàn thể do chính quyền tạo ra, thêm mấy đoàn thể nữa, các công chức bị bắt đi điểm danh và một số quân lính ăn mặc theo thường dân.

“Từng đoàn cam nhông chở dân cư ở các trại về dự cuộc biểu tình. Mới mờ mờ sáng, các tay sai của chính quyền đã đến sục sạo các xóm nghèo, bắt dân chúng lên xe chở đi biểu tình.

“Cuộc biểu tình bắt đầu chỉ là một cuộc dàn cảnh. Những đại biểu chẳng đại diện cho ai cả mà chỉ là những người của chính quyền đưa ra. Bài họ đọc đã được viết sẵn và cũng có những bài viết sẵn để các báo phải đăng”.

Đây là sự thật cái cuộc biểu tình “vĩ đại” mà đài phát thanh Sài Gòn rêu rao mấy hôm nay.

Thật là một cuộc biểu tình kiểu Mỹ!

H.B.

-----------

Báo Nhân Dân, số 495, ngày 11-7-1955, tr.2.

Tin liên quan

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Tôi rất tâm đắc với nội dung bài xã luận “Dân giàu nước mạnh; nước mạnh dân giàu” đăng trên báo Nhân Dân ngày 5/3/1988. Quan điểm về quan hệ kinh tế - xã hội giữa một người, một nhóm, một tập thể với cả nước, cả xã hội đã được trình bày rõ. Ở đây tôi muốn nêu một khía cạnh khác về mối quan hệ giữa cả nước và một địa phương, mà địa phương là bộ phận hợp thành của cả nước.