Đó là cuộc Hội nghị những vị đứng đầu các nước độc lập châu Phi.

Châu Phi - Dân đông: 230 triệu người tức là 12% số người trên thế giới. Đất rộng: 30 triệu cây số vuông, tức là to gấp 3 châu Âu. Của nhiều: có những mỏ vàng, mỏ ngọc, mỏ đồng, mỏ dầu; và sản xuất nhiều bông, cà phê, cao su, ngũ cốc...

Nhưng trước đây không lâu, tuy có vài nước gọi là độc lập, sự thật thì toàn châu Phi là thuộc địa của bọn thực dân. Người châu Phi đều bị chà đạp dưới ách nô lệ của bọn đế quốc.

Sau cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ hai, nhất là trong vòng mươi năm nay, nhân dân châu Phi lần lượt nổi lên chống bọn đế quốc xâm lược, giành lại chủ quyền độc lập. Mấy thời gian lịch sử sau đây chứng tỏ cuộc biến đổi long trời lở đất ấy:

Năm 1955, Hội nghị Á - Phi ở Băngđung, châu Phi chỉ có 4 nước độc lập tham gia.

Năm 1958, Hội nghị Acra (Thủ đô nước Gana), châu Phi mới có 8 nước độc lập tham dự.

Năm 1963, Hội nghị vừa rồi ở Ađi Abêba (Thủ đô nước Êtiôpia), châu Phi có 32 nước độc lập (gần 90% số người, gần 80% diện tích toàn châu Phi).

Nghị quyết của Hội nghị này gồm có mấy điểm rất quan trọng:

- Đoàn kết nhân dân châu Phi. Đoàn kết nhân dân Á - Phi.

- Ra sức giúp đỡ những dân tộc châu Phi đang đấu tranh giành độc lập.

- Đấu tranh tiêu diệt chủ nghĩa thực dân, giải phóng tất cả các dân tộc châu Phi.

- Chống phân biệt chủng tộc. Chống chạy đua binh bị. Chống vũ khí nguyên tử. Đấu tranh cho hòa bình.

Hội nghị này đã làm nổi bật sự thất bại nhục nhã và bước đường cuối cùng của chủ nghĩa thực dân. Nó làm nổi bật thắng lợi to lớn của cuộc cách mạng giải phóng dân tộc.

Trong cuộc chiến đấu gian khổ và anh dũng chống Mỹ - Diệm, đồng bào miền Nam ta chắc rất phấn khởi về kết quả tốt đẹp của cuộc Hội nghị ấy và coi thành công của nhân dân châu Phi anh em cũng như thành công của mình.

T.L.

----------------------

- Báo Nhân Dân, số 3346, ngày 26-5-1963, tr.4.

- Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.14, tr.112-113.

Tin liên quan

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Tôi rất tâm đắc với nội dung bài xã luận “Dân giàu nước mạnh; nước mạnh dân giàu” đăng trên báo Nhân Dân ngày 5/3/1988. Quan điểm về quan hệ kinh tế - xã hội giữa một người, một nhóm, một tập thể với cả nước, cả xã hội đã được trình bày rõ. Ở đây tôi muốn nêu một khía cạnh khác về mối quan hệ giữa cả nước và một địa phương, mà địa phương là bộ phận hợp thành của cả nước.