Bất kỳ ngành nào, nhất là ngành công nghiệp nhẹ và mậu dịch quốc doanh đều nhằm mục đích phục vụ nhân dân. Và phục vụ thế nào đã lợi cho Nhà nước, lại vừa ý nhân dân.

Có lẽ vì ý nghĩa ấy, mà từ 7-7, ở Bắc Kinh (Trung Quốc) đã mở một cuộc trưng bày rất thú vị. Trong phòng trưng bày có hơn 4.000 mẫu hàng gồm 16.000 mác, thuộc những thứ cần dùng hàng ngày cho nhân dân như vải vóc, thực phẩm, đồ dùng…

Ở đó, không những bày hàng tốt, mà bày cả hàng xấu, những hàng trước kia xấu mà nay đã cải thiện thành tốt, những hàng trước kia tốt mà nay lại kém sút thành xấu… trưng bày hàng tốt để quảng cáo ưu điểm của nó. Trưng bày hàng xấu để bộc lộ nó đã làm thiệt thòi cho nhân dân và cho Nhà nước thế nào.

Nhân dân đến xem rất đông. Các cơ quan, nhà máy, hợp tác xã, mậu dịch quốc doanh cũng tổ chức đến xem. Nhân dân vừa xem vừa phê bình. Cán bộ và công nhân vừa xem vừa tự phê bình, vì càng thấy rõ trách nhiệm của mình là phải nâng cao chất lượng, giảm bớt giá thành; phải thi đua làm nhanh, làm tốt, làm rẻ, làm nhiều để phục vụ nhân dân.

Cuộc trưng bày đã trở nên một lớp huấn luyện kinh tế và chính trị cho cán bộ và công nhân thuộc ngành công nghiệp nhẹ và ngành mậu dịch.

Nếu thủ đô Hà Nội ta cũng mở được một cuộc trưng bày như vậy, thì sẽ rất có ích.

C.B.

---------

Báo Nhân Dân, số 887, ngày 8-8-1956, tr.2.

Tin liên quan

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Tôi rất tâm đắc với nội dung bài xã luận “Dân giàu nước mạnh; nước mạnh dân giàu” đăng trên báo Nhân Dân ngày 5/3/1988. Quan điểm về quan hệ kinh tế - xã hội giữa một người, một nhóm, một tập thể với cả nước, cả xã hội đã được trình bày rõ. Ở đây tôi muốn nêu một khía cạnh khác về mối quan hệ giữa cả nước và một địa phương, mà địa phương là bộ phận hợp thành của cả nước.