Em Tin là một nhi đồng Mỹ da đen 14 tuổi ở thành phố Sicagô.

Hồi đầu tháng 9, Tin đi thăm người chú ở Mixixipi. Một hôm Tin vào phố của bà Bờrăng để mua kẹo. Mua xong, Tin lễ phép chào bà chủ hàng. Ra khỏi cửa hàng, Tin nhảy múa và huýt gió (?).

Nhảy múa và huýt gió là tính quen vui của các em bé, bất kỳ da trắng hay da đen. Nhưng bà Bờrăng tưởng rằng Tin đã vô lễ với bà ta.

Tối hôm ấy, bà Bờrăng cùng chồng và em chồng đến bắt cóc Tin.

Sáng hôm sau, người ta thấy xác Tin ở ngoài sông, đầy mình vết thương đòn và vết thương đạn.

Nếu em Tin là người da trắng mà vợ chồng Bờrăng là người da đen, thì vụ này chắc đã làm cả nước Hoa Kỳ sôi sục. Nhưng vì em Tin là người da đen, mà vợ chồng Bờrăng là người da trắng, cho nên chỉ có 1 vạn đồng bào da đen ngậm ngùi đưa đám ma em Tin.

Nhân đạo và bác ái kiểu Mỹ là như thế đó.

C.B.

------------

Báo Nhân Dân, số 570, ngày 24-9-1955, tr.2.

Tin liên quan

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Tôi rất tâm đắc với nội dung bài xã luận “Dân giàu nước mạnh; nước mạnh dân giàu” đăng trên báo Nhân Dân ngày 5/3/1988. Quan điểm về quan hệ kinh tế - xã hội giữa một người, một nhóm, một tập thể với cả nước, cả xã hội đã được trình bày rõ. Ở đây tôi muốn nêu một khía cạnh khác về mối quan hệ giữa cả nước và một địa phương, mà địa phương là bộ phận hợp thành của cả nước.