Tướng Lưu Văn Huy trước kia là một đại quân phiệt, đại phong kiến đã làm bá chủ tỉnh Tứ Xuyên (50 triệu dân). Khi quân đội nhân dân tiến vào Tây Nam, ông Lưu nổi dậy đánh Tưởng Giới Thạch, rồi tham gia Mặt trận dân tộc thống nhất.

Trong Quốc hội vừa rồi, ông Lưu phát biểu ý kiến như sau:

“Tôi là một phái phản động cầm quyền thống trị suốt mấy mươi năm. Dù tôi có tham gia đánh giặc Tưởng, nhưng đó chỉ vì mâu thuẫn giữa giai cấp thống trị. Chống Tưởng chưa phải là cách mạng.

Khi tôi nghe lời kêu gọi của Mao Chủ tịch, quyết tâm khởi nghĩa, lúc đó tôi mới đi vào con đường của nhân dân. Song, đối với chính sách Mặt trận, tôi vẫn còn mơ hồ... Về sau, nhờ học tập, nhờ các cuộc vận động chính trị và xã hội, tôi nhận rõ sai lầm của tôi. 5 năm nay, dưới sự lãnh đạo của Đảng, tôi ra sức học tập, rèn luyện, có tiến bộ ít nhiều. Trong cuộc tổng tuyển cử, lại được quần chúng giáo dục cho, tôi càng thấy chính sách Mặt trận là đúng đắn, vĩ đại.

Song, tôi thấy trong việc chấp hành chính sách của Mặt trận ở Tây Nam vẫn có khuyết điểm, như khi người trong Mặt trận có sai lầm, họ chưa được phê bình, giáo dục kịp thời... Tôi mong rằng từ nay khuyết điểm ấy sẽ được sửa chữa, không để sai lầm nhỏ cộng thành sai lầm to. Nhưng vấn đề chủ chốt vẫn là tự mình cải tạo.

Sau ngày toàn quốc giải phóng, tôi được học tập, tự cho mình đã cải tạo, tư tưởng đã nâng cao. Nhưng trong cuộc cải cách ruộng đất, cuộc “tam phản, ngũ phản”, bà con thân thích kêu nài than vãn với tôi, thì tư tưởng của tôi lại lung lay, mơ hồ, vô tình mà tôi đã đồng ý với họ.

Từ nay tôi quyết tâm cải tạo hơn nữa, nâng cao tư tưởng hơn nữa, đưa chủ nghĩa xã hội vũ trang dần dần cho mình. Nếu những người như tôi mà cũng làm được như vậy, thì Mặt trận của chúng ta sẽ có tác dụng rất to lớn trong công cuộc chống kẻ địch trong nước và ngoài nước, trong sự nghiệp xây dựng nước nhà”.

C.B.

---------

- Báo Nhân Dân, số 289, ngày 15-12-1954, tr.2.

- Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.9, tr.172-173.

Tin liên quan

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Tôi rất tâm đắc với nội dung bài xã luận “Dân giàu nước mạnh; nước mạnh dân giàu” đăng trên báo Nhân Dân ngày 5/3/1988. Quan điểm về quan hệ kinh tế - xã hội giữa một người, một nhóm, một tập thể với cả nước, cả xã hội đã được trình bày rõ. Ở đây tôi muốn nêu một khía cạnh khác về mối quan hệ giữa cả nước và một địa phương, mà địa phương là bộ phận hợp thành của cả nước.