Người xưa có câu: “Một phút đồng hồ, một nén vàng”.

Nghĩa là một phút đồng hồ rất quý báu. Thật vậy, một phút của hàng triệu người cộng lại thành rất nhiều ngày giờ, và làm được rất nhiều công việc. Thí dụ một phút ở Liên Xô, công nhân có thể: đào 1.426 tấn than đá, hoặc đúc 111 tấn sắt, hoặc may 2.200 đôi giày, hoặc dệt 3.200 thước vải, v.v..

Chúng ta thường than phiền không đủ thời giờ để làm việc và học tập. Đó là vì chưa biết quý trọng thời giờ, sắp đặt thời giờ cho hợp lý, còn lãng phí nhiều thời giờ. “Nạn 5 nhiều” cũng do đó mà sinh ra.

Muốn tiết kiệm thời giờ, thì mọi việc (học tập, công tác, khai hội, v.v.) đều phải chuẩn bị sẵn sàng đầy đủ. Khi làm việc, khi học tập, khi bàn bạc, phải có tinh thần phụ trách, phải giữ vững thời giờ đã định. Làm được như vậy, thì khỏi hấp tấp vội vã, mà tinh thần khoan khoái, tiết kiệm được thời giờ, công việc sẽ rất trôi chảy.

Và quyết tâm làm, thì nhất định làm được.

C.B.
----------
- Báo Nhân Dân, số 153, từ ngày 11 đến ngày 15-12-1953, tr.2.

- Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.8, tr.364.

Tin liên quan

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Tôi rất tâm đắc với nội dung bài xã luận “Dân giàu nước mạnh; nước mạnh dân giàu” đăng trên báo Nhân Dân ngày 5/3/1988. Quan điểm về quan hệ kinh tế - xã hội giữa một người, một nhóm, một tập thể với cả nước, cả xã hội đã được trình bày rõ. Ở đây tôi muốn nêu một khía cạnh khác về mối quan hệ giữa cả nước và một địa phương, mà địa phương là bộ phận hợp thành của cả nước.