Độ 10 tháng trước, ai đi qua đó cũng trông thấy một vùng hơn 1 vạn mẫu đất bỏ hoang. Đó là vùng đai trắng do thực dân Pháp để lại. Gần bên đó, là một số ít người giàu có và hàng chục vạn người nghèo khổ không có một tấc đất cắm dùi.

Ngày nay, vùng ấy đã biến đổi hẳn: 9 vạn gia đình với 37 vạn con người, về tài sản họ có 21 vạn 5.600 mẫu ruộng đất; 7.000 con trâu bò; 23 vạn cái cày bừa, v.v..

Về tổ chức - họ đã đoàn kết chặt chẽ trong một đoàn thể hơn 17 vạn 5.000 người, trong số đó có 7.000 người trước kia đã lạc lối lầm đường, nay được bà con giáo dục mà trở nên người lương thiện.

Về sản xuất - trong vụ mùa, họ đã cấy lúa và trồng màu được 14 vạn 9.000 mẫu, vỡ hoang thêm 6.000 mẫu, đào được 73 cây số mương phai.

Về chính trị - tất cả các cơ quan lãnh đạo đều do họ dùng cách dân chủ mà cử ra. Phụ nữ đã được giải phóng thật sự:

Hơn 6 vạn 3.700 người tham gia tổ chức,

7.570 người vào dân quân du kích,

3.615 người vào Đoàn Thanh niên Lao động,

640 người vào Đảng Lao động Việt Nam,

280 người được cử làm Chánh và Phó Chủ tịch xã, Bí thư Chi bộ và những cấp chỉ đạo khác, trong đó có 3 chị em ruột trước đây đều là người đi ở, làm thuê... Nói tóm lại: Cả vùng vui vẻ làm ăn tấp nập.

Mới nghe qua, chắc bà con cho đó là một chuyện lạ.

Những sự thật thì không có gì lạ, đó là quang cảnh của tỉnh Vĩnh Phúc vừa cải cách ruộng đất xong. Và hiện nay ở miền Bắc ta đã có nhiều nơi như vậy.

C.B.

------------

- Báo Nhân Dân, số 653, ngày 16-12-1955, tr.2.

- Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.10, tr.206-207.

Tin liên quan

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Tôi rất tâm đắc với nội dung bài xã luận “Dân giàu nước mạnh; nước mạnh dân giàu” đăng trên báo Nhân Dân ngày 5/3/1988. Quan điểm về quan hệ kinh tế - xã hội giữa một người, một nhóm, một tập thể với cả nước, cả xã hội đã được trình bày rõ. Ở đây tôi muốn nêu một khía cạnh khác về mối quan hệ giữa cả nước và một địa phương, mà địa phương là bộ phận hợp thành của cả nước.