Ủy ban Giải thưởng Hòa bình quốc tế Xtalin vừa quyết định tặng giải thưởng năm 1955 cho 6 vị sau đây:

- Cụ Tôn Đức Thắng, Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Việt Nam,

- Bà Xêki, nghệ sĩ Nhật Bản,

- Linh mục Fooc Bêc, Na Uy,

- Ông Viếc, cựu Quốc trưởng Đức,

- Ông Atma, nhân sĩ Xiri,

- Ông Cadêna, cựu Tổng thống Mecxic.

Viết bài giới thiệu các vị được thưởng, về cụ Tôn, ông hàn lâm Skôbenxin nói: "Nhân dân châu Á và toàn thế giới sẽ hoan nghênh tin cụ Tôn Đức Thắng - một chiến sĩ xuất sắc ở nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa - được Giải thưởng Hòa bình quốc tế Xtalin.

Từ thuở bé, cụ Tôn đã sống dưới ách áp bức của thực dân và đã nung nấu ý chí căm thù chúng. Suốt nửa thế kỷ, cụ Tôn đã hy sinh, tận tụy, đấu tranh cho quyền tự do của nhân dân Đông Dương. Cụ đã bị tù đày 17 năm trường. Cách mạng Tháng Tám thành công, cụ Tôn mới ra khỏi nhà tù.

Cụ Tôn đã góp phần tích cực vào cuộc kháng chiến chống thực dân. Nhân dân Việt Nam rất kính mến cụ Tôn và đã bầu Cụ làm Chủ tịch Mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam. Mặt trận đoàn kết hàng triệu người Việt Nam đấu tranh cho một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất.

Phiên họp Đại hội đồng hòa bình thế giới năm 1955 ở Henxinhky đã bầu cụ Tôn làm Ủy viên Hội đồng hòa bình thế giới.

Tặng Giải thưởng Hòa bình quốc tế Xtalin cho cụ Tôn, tức là công nhận phần đóng góp to lớn của nhân dân Việt Nam trong cuộc đấu tranh giữ gìn hòa bình thế giới”.

Đồng bào ta ai cũng biết và ai cũng kính mến cụ Tôn. Cụ thật xứng đáng đại biểu cho nhân dân ta mà lãnh giải thưởng vô cùng cao quý ấy.

C.B.

------------

- Báo Nhân Dân, số 660, ngày 23-12-1955, tr.2.

- Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.10, tr.222-223.

Tin liên quan

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Tôi rất tâm đắc với nội dung bài xã luận “Dân giàu nước mạnh; nước mạnh dân giàu” đăng trên báo Nhân Dân ngày 5/3/1988. Quan điểm về quan hệ kinh tế - xã hội giữa một người, một nhóm, một tập thể với cả nước, cả xã hội đã được trình bày rõ. Ở đây tôi muốn nêu một khía cạnh khác về mối quan hệ giữa cả nước và một địa phương, mà địa phương là bộ phận hợp thành của cả nước.