Xưa có câu:

Đào núi và đắp bể,

Luyện đá vá trời xanh,

Việc gì, dù khó mấy,

Quyết chí, ắt làm thành.

Ngày nay:

Chính sách Xtalin

Quyết xây dựng hòa bình,

Và gìn giữ hòa bình,

Tạo phúc cho dân sinh.

Cho nên:

Cuộc thi đua ái quốc

Cuốn toàn dân Xô - Liên,

Công nông và trí thức,

Phụ nữ và thanh niên,

Người người đều thi đua,

Góp sức và góp tiền.

Kết qu là:

Kênh đào Vônga - Đông,

Hôm nay mừng thành công,

Mấy xưởng điện khổng lồ

Tung điện ra khắp vùng1)

Kênh hơn bảy trăm dặm2)

Rất tiện cho giao thông,

Hăm tám triệu mẫu cát

Thành ruộng cho nhà nông.

Vì vy:

Nước đã mạnh, thêm mạnh.

Dân đã giàu, càng giàu.

Thái bình và hạnh phúc,

Hưởng mãi muôn đời sau.

  *

*  *

Nước ta đang kháng chiến

Để diệt lũ thực dân.

Khi kháng chiến thắng lợi,

Ta xây dựng dần dần.

Liên Xô đã bước trước,

Việt Nam sẽ tiến sau.

Ta ra sức thi đua,

Thành công ắt cũng mau.

Ta mừng Vônga - Đông,

Ta phất ngọn cờ hồng.

Và hô to:

Kháng chiến nht đnh thng li!

Kiến quc nht đnh thành công!

C.B.

----------

- Báo Nhân Dân, số 69, ngày 7-8-1952, tr.5.

- Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.7, tr.461-462.


1) Sức điện của riêng mấy xưởng ấy mạnh gấp rưỡi tổng số sức điện của nước Pháp (TG).

2) Dài 758 cây số (TG).

Tin liên quan

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Tôi rất tâm đắc với nội dung bài xã luận “Dân giàu nước mạnh; nước mạnh dân giàu” đăng trên báo Nhân Dân ngày 5/3/1988. Quan điểm về quan hệ kinh tế - xã hội giữa một người, một nhóm, một tập thể với cả nước, cả xã hội đã được trình bày rõ. Ở đây tôi muốn nêu một khía cạnh khác về mối quan hệ giữa cả nước và một địa phương, mà địa phương là bộ phận hợp thành của cả nước.