Cách đây 1.953 năm, một người bình dân ra đời, tên là Giê-su.

Xét theo Kinh thánh, thì mẹ Người là một cố nông, bị địa chủ bóc lột, ức hiếp... Bà phải ở cữ trong một cái chuồng bò, lạnh lùng hiu quạnh.

Từ bé đến lớn, Người không có tiền của, ruộng nương, chỉ lao động mà sống.

Suốt đời, Người ra sức chống bọn phong kiến địa chủ, tư sản mại bản.

Suốt đời, Người ra sức bênh vực dân nghèo, đứng hẳn về phía giai cấp lao động.

Suốt đời, Người ra sức tuyên truyền: yêu Tổ quốc, yêu chính nghĩa, yêu loài người.

Không may, trong 12 cán bộ tin cậy của Người đã lọt vào tên Giuđa. Hắn đã tham mấy đồng xu mà bán Người cho bọn phản động; cũng như bọn Giuđa ngày nay, đội lốt tôn giáo, mà phản Chúa, phản quốc, làm tay sai cho đế quốc thực dân.

Chúa Giê-su đã hy sinh, bị đóng đinh trên giá chữ thập. Song những lời Người dạy về yêu nước, bình đẳng, bác ái... thì soi sáng muôn đời. Còn loài Du-đa cũ và mới, thì đều bị nhân dân nguyền rủa, bêu xấu muôn đời.

Đồng bào ta, lương cũng như giáo, đoàn kết kháng chiến, ủng hộ chính sách ruộng đất, thực hiện người cày có ruộng, tức là làm đúng lời dạy của Chúa Giê-su, tức là thật thà tôn kính Chúa Giê-su.

Nhân ngày kỷ niệm Chúa giáng sinh, chúng ta hoan hô đạo đức ái quốc, bình đẳng, bác ái của Chúa; và thành tâm chúc đồng bào Công giáo nhiều phúc lành.

C.B.
----------
- Báo Nhân Dân, số 155, từ ngày 21 đến ngày 25-12-1953, tr.2.

- Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.8, tr.375-376.

Tin liên quan

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Tôi rất tâm đắc với nội dung bài xã luận “Dân giàu nước mạnh; nước mạnh dân giàu” đăng trên báo Nhân Dân ngày 5/3/1988. Quan điểm về quan hệ kinh tế - xã hội giữa một người, một nhóm, một tập thể với cả nước, cả xã hội đã được trình bày rõ. Ở đây tôi muốn nêu một khía cạnh khác về mối quan hệ giữa cả nước và một địa phương, mà địa phương là bộ phận hợp thành của cả nước.