Bà con ta mở bản đồ thế giới mà xem, thì sẽ thấy rõ sự biến đổi cực kỳ to lớn trong mươi năm nay:

Mươi năm trước, chỉ có Liên Xô là nước xã hội chủ nghĩa, còn 5 phần 6 trên quả đất là thuộc quyền tư bản và đế quốc.

Ngày nay thì khác hẳn. Thế lực đế quốc bị đánh co lại. Dân tộc độc lập ngày càng đông thêm. Ở châu Á, 2 nước to nhất trên thế giới là Trung Quốc và Ấn Độ, cùng các nước Nam-dương, Diến-điện, Xây-lăng, Bắc Triều Tiên, miền Bắc Việt Nam đều hoàn toàn độc lập. Ở châu Phi, các nước như Ma-rốc, Tuy-ni-di đã buộc thực dân Pháp phải nhượng bộ, và tiến tới độc lập. Các dân tộc như Mã-lai ở châu Á, An-giê-ri và Kê-ny-a ở châu Phi đều đang chiến đấu oanh liệt, đòi độc lập, chống thực dân. Sang năm mới 1956, nước Xu-đăng đã tuyên bố độc lập.

Xu-đăng ở vào châu Phi, là một nước rộng lớn, có 9 triệu người. Hơn 90% là nông dân. Có chàm, gỗ, lúa, vàng. Mỗi năm sản xuất hơn 5 vạn 5.200 tấn bông.

Từ năm 1892, Xu-đăng bị thực dân Anh thống trị và bóc lột. Do nhân dân đấu tranh dũng cảm, cho nên thực dân Anh phải chịu thua, phải để cho Xu-đăng độc lập.

Thế là đế quốc lại bị đánh lùi; mà đại gia đình của các dân tộc độc lập thì càng thêm đông đúc, mở rộng và mạnh mẽ. Vì lẽ đó, nhân dân Việt Nam ta nhiệt liệt chúc mừng nhân dân Xu-đăng.

C.B.

---------

Báo Nhân Dân, số 689, ngày 21-1-1956, tr.2.

Tin liên quan

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Tôi rất tâm đắc với nội dung bài xã luận “Dân giàu nước mạnh; nước mạnh dân giàu” đăng trên báo Nhân Dân ngày 5/3/1988. Quan điểm về quan hệ kinh tế - xã hội giữa một người, một nhóm, một tập thể với cả nước, cả xã hội đã được trình bày rõ. Ở đây tôi muốn nêu một khía cạnh khác về mối quan hệ giữa cả nước và một địa phương, mà địa phương là bộ phận hợp thành của cả nước.