Có thể nói: Pháp bám lấy Mỹ mà sống, nống lấy Mỹ mà chết. Chết là vì Mỹ vừa cho Pháp ăn cầm chừng, vừa bóp cổ Pháp.

Xem địa đồ Pháp, thấy rõ những nơi quan trọng đều bị quân đội Mỹ chiếm làm căn cứ. Quân đội Pháp ở dưới quyền chỉ huy của một tên tướng Mỹ. Chính trị, kinh tế, ngoại giao của Pháp đều do Mỹ giật dây!

Sau Đại chiến thế giới thứ hai, Pháp là một nước dân cùng tiền cạn. Trước hết, Mỹ dùng kế hoạch Mácsan lừa Pháp vào tròng kinh tế. Tiếp theo, Mỹ dùng Công ước Đại Tây Dương lừa Pháp vào tròng quân sự. Mỹ bắt buộc Pháp dốc hết lực lượng để tăng binh bị. Do đó, kinh tế Pháp ngày càng xác xơ.

Công nghip phá sn: Năm 1947, ở Pháp có 1.578 nhà phá sản; năm 1948, có 2.654 nhà; năm 1949, có 4.565 nhà; năm 1950, có 6.168 nhà.

Ngân hàng thiếu ht: Số thu là 2.104 nghìn triệu phrăng; số chi là 3.004 nghìn triệu phrăng.

Thuế ngày càng nng: 1.830 nghìn triệu phrăng (nặng gấp 4 năm 1947).

N ngày càng nhiu: Nợ ngoài nước 1.282 nghìn triệu phrăng. Nợ trong nước 2.910 nghìn triệu phrăng (nhiều gấp 4 năm 1947).

Sn xut ngày càng sút: Năm 1950, tiền vốn dùng vào việc sản xuất là 712.100 triệu phrăng; năm 1951, chỉ có 35.500 triệu phrăng (nhưng tiền vốn dùng vào công nghiệp binh bị lại tăng đến 240 phần 100).

Buôn bán ngày càng kém: Năm 1947, hàng hóa chiếm gần 72 phần trăm số xuất khẩu. Năm 1950, hàng hóa chỉ chiếm 40 phần trăm thôi.

Nn lm phát giy bc ngày càng to: Năm 1947, giấy bạc lưu hành ở Pháp chỉ có 730 nghìn triệu phrăng, mà tháng 6 năm nay lên đến 1.842 nghìn triệu phrăng.

Sinh hot ngày càng đt: Trước trung tuần tháng 8, giá bánh mì 10 phrăng 1 cân. Từ hạ tuần tháng 8, tăng lên 14 phrăng 1 cân. Giá các thứ khác cũng đều tăng như vậy. Mỗi người một tháng ít nhất cũng phải tốn hơn 20.000 phrăng mới sống được.

Tht nghip ngày càng nhiu: Cuối năm 1947, chỉ có 5 vạn công nhân thất nghiệp, nay tăng đến 50 vạn người.

Những khó khăn ấy làm cho tiền đồ của nước Pháp rất đen tối. Cuc chiến tranh bn thu Vit Nam lại làm cho tai nạn của Pháp thêm nghiêm trọng. Tổng thống Pháp phải công nhận rằng: Mỹ cho Pháp vay 2.200 triệu đôla, mà Pháp đã tốn vào cuộc chiến tranh ở Việt Nam 2.450 triệu. Bộ trưởng Quốc phòng Pháp công nhận rằng: Năm nay, Pháp tiêu vào chiến tranh Việt Nam 153.000 triệu phrăng.

Tên phản động nổi tiếng Mỹ là Bulít (W. Bullitt) vừa rồi đã phải than phiền rằng: "Mỗi năm, trong chiến tranh ở Việt Nam, Pháp tốn hơn 450 triệu đôla, chết hơn 7.000 lính, và 400 quan (tức là số cán bộ Pháp huấn luyện được trong một năm). Nhưng Pháp không tiến bộ gì cả. Thậm chí Sài Gòn cũng bị ném lựu đạn và bị bộ đội của ông Hồ Chí Minh nã súng cối vào... Pháp không thể thắng được".

Vì tình hình khó khăn ấy, mà sau 55 ngày tổng tuyển cử, Pháp mới ì ạch lập được chính phủ, một chính phủ bấp bênh, do 3 đảng yếu nhất trong Quốc hội hùn lại. Người ta mỉa rằng: Chính phủ ấy cũng như 3 con đĩ "đồng sàng, dị mộng" (chung một giường mà khác mộng). Và nhiều người đoán rằng: Chính phủ ấy chỉ sống đến hạ tuần tháng 10 thôi, vì lúc đó Quốc hội Pháp sẽ họp lại, và chính phủ đó sẽ phải cút đi.

Cái gì không lợi cho địch tức là có lợi cho ta. Trong lúc địch đang sa lầy vì gặp nhiều khó khăn (khó khăn của địch là khó khăn trong lúc suy đồi, lúc nhào xuống dốc), ta cố gắng vượt qua những khó khăn của ta (khó khăn của ta là khó khăn trong lúc phát triển, khó khăn lên dốc, kiên quyết thì giải quyết được), thì ta nhất định thắng lợi.

C.B.

---------

- Báo Nhân Dân, số 27, ngày 1-10-1951, tr.3.

- Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd,t.7, tr.202-204.

Tin liên quan

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Tôi rất tâm đắc với nội dung bài xã luận “Dân giàu nước mạnh; nước mạnh dân giàu” đăng trên báo Nhân Dân ngày 5/3/1988. Quan điểm về quan hệ kinh tế - xã hội giữa một người, một nhóm, một tập thể với cả nước, cả xã hội đã được trình bày rõ. Ở đây tôi muốn nêu một khía cạnh khác về mối quan hệ giữa cả nước và một địa phương, mà địa phương là bộ phận hợp thành của cả nước.