“Mỹ đã mất hết thể diện ở khắp thế giới, Mỹ đã mất cả tiếng tăm, mất cả bạn bè. Những bạn bè cũ của Mỹ không kính nể Mỹ như trước nữa. Hiện nay, trong thế giới mọi sáng kiến đều nằm trong tay phe cộng sản. Cộng sản đã nắm quyền chủ động, họ đề nghị điều gì là các nước phải theo họ điều ấy… Ở Hội nghị Giơnevơ cũng như ở nơi khác, chính sách Mỹ đều tỏ ra ương ngạnh, cứng nhắc, không chịu nhận những phương pháp hòa giải, vì vậy mà Mỹ bị cô lập…”.

Trên đây không phải là lời của những người cộng sản công kích Mỹ; mà chính là lời phê bình của một chính khách nổi tiếng nhất ở Mỹ - Têvenxơn, thủ lãnh Đảng Dân chủ Mỹ, đã mấy lần ứng cử và suýt được cử làm Tổng thống Mỹ.

Lời phê bình ấy không quá đáng.

Sự thật là từ cuối tháng 4 đến đầu tháng 9 năm nay, Mỹ đã thất bại to 3 lần:

- Mỹ mưu phá hoại Hội nghị Giơnevơ, nhưng Hội nghị Giơnevơ đã thành công.

- Mỹ ép Pháp thông qua hiệp ước “quân đội châu Âu”, nhưng Quốc hội Pháp đã bác bỏ hiệp ước ấy.

- Mỹ lập “Khối phòng thủ Đông Nam Á” (sự thật là để xâm lược Đông Nam Á), nhưng trong 8 nước của khối ấy, chỉ có 3 nước châu Á là Thái Lan, Đại Hồi và Phi Luật Tân (2 nước sau đều ở xa trung tâm Đông Nam Á). Còn những nước khác, đặc biệt là những nước lớn như Trung Quốc, Ấn Độ, Nam Dương đều kịch liệt chống tổ chức ấy.

C.B.

---------

Báo Nhân Dân, số 235, từ ngày 7 đến ngày 8-10-1954, tr.2.

Tin liên quan

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Tôi rất tâm đắc với nội dung bài xã luận “Dân giàu nước mạnh; nước mạnh dân giàu” đăng trên báo Nhân Dân ngày 5/3/1988. Quan điểm về quan hệ kinh tế - xã hội giữa một người, một nhóm, một tập thể với cả nước, cả xã hội đã được trình bày rõ. Ở đây tôi muốn nêu một khía cạnh khác về mối quan hệ giữa cả nước và một địa phương, mà địa phương là bộ phận hợp thành của cả nước.