Vừa rồi, báo Mỹ phát giác chuyện ấy.

Theo báo cáo của Bộ Y tế Mỹ, thì vì người Mỹ sinh hoạt “quá văn minh”, nên đàn bà Mỹ ít đẻ. Tính đổ đồng, mỗi cặp vợ chồng chỉ có 1 đứa con rưỡi.

Song lại có những phụ nữ nghèo khổ quá, những bà “quý phái” mà chồng đi vắng, những cô con nhà giàu sang chưa chồng, và những vợ của binh sĩ Mỹ chết ở Triều Tiên thì lại hay đẻ. Những người mẹ này hoặc không thể, hoặc không dám nuôi con.

Một số thầy thuốc, bà đỡ và thầy kiện Mỹ lợi dụng tình hình ấy, bí mật tổ chức chợ đen bán trẻ con. Tính trung bình, về mỗi đứa trẻ, họ phí tổn độ 500 đôla, mà bán được từ 2.000 đến 10.000 đôla. Ai chỉ huy những tổ chức ấy? Vài thí dụ:

- Ở tỉnh Memphít, là một bà nổi tiếng “đạo đức” nhất trong tỉnh, và suốt đời chuyên môn làm việc từ thiện!

- Ở tỉnh Masasusét, là hai vợ chồng thầy thuốc nọ, cũng là những người có địa vị cao quý trong tỉnh. Có lần họ bán những 100 trẻ con, và lãi 1 triệu đôla!

- Ở tỉnh Cơlêvơlan là một nhóm luật sư nổi tiếng, tổ chức ra những chợ đen ấy!

Có khi họ đưa gái chửa hoang từ các nước Tây Âu sang Mỹ. Khi đẻ xong, họ đuổi người mẹ về, mà giữ đứa con lại, để bán!

Đó cũng là một thứ “đạo đức” và “văn minh” mà đế quốc Mỹ muốn dùng vũ lực để truyền bá khắp thế giới!

C.B.

--------

Báo Nhân Dân, số 94, từ ngày 6 đến ngày 10-2-1953, tr.2.

Tin liên quan

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Tôi rất tâm đắc với nội dung bài xã luận “Dân giàu nước mạnh; nước mạnh dân giàu” đăng trên báo Nhân Dân ngày 5/3/1988. Quan điểm về quan hệ kinh tế - xã hội giữa một người, một nhóm, một tập thể với cả nước, cả xã hội đã được trình bày rõ. Ở đây tôi muốn nêu một khía cạnh khác về mối quan hệ giữa cả nước và một địa phương, mà địa phương là bộ phận hợp thành của cả nước.