Chính người Mỹ cũng nhận như vậy.

Bản báo cáo của Bộ Thương nghiệp Mỹ (11-12-1960) nói: 45 công ty độc quyền Mỹ đã bỏ 30 tỷ đôla vốn ở các nước ngoài. Mỗi năm họ thu được 30 tỷ đôla lãi. Hàng hóa họ sản xuất ở nước ngoài nhiều hơn hàng hóa từ Mỹ xuất khẩu đến. Đó là mâu thuẫn giữa các nhóm tư bản Mỹ.

Mỹ đã bỏ vốn ở Tây Âu 5 tỷ đôla. Từ nay sẽ tăng lên nhiều hơn nữa. Các nước đế quốc Tây Âu đã mất gần hết thuộc địa, thị trường đã bị rút hẹp; nay Mỹ lại đến tranh mối hàng của họ. Đó là mâu thuẫn giữa Mỹ và các nước đồng minh Tây Âu của Mỹ.

Mưu cứu vãn cuộc khủng hoảng của mình, đế quốc Mỹ càng già tay bóp chẹt các nước phụ thuộc vào chúng. Ví dụ: Theo báo cáo Bộ Công thương của Nhật (trung tuần tháng 12), từ nay Nhật phải mua hàng Mỹ và Mỹ thì không mua hàng Nhật. Vì thế, mỗi năm Nhật sẽ hụt mất 120 triệu đôla. Hơn nữa, Mỹ còn đòi tự do "khuynh tiêu"1 vào Nhật. Đó là mâu thuẫn giữa Mỹ và các nước chư hầu Mỹ.

9 bản báo cáo trước Ủy ban kinh tế Mỹ (ngày 8 và 9 tháng 12) đều nhận rằng tình hình kinh tế Mỹ rất nguy ngập. Tốc độ phát triển chậm lại. Tổng sản lượng giảm sút. Đồng đôla sụt giá. Ngân sách thiếu hụt nhiều. Giá sinh hoạt lên cao. Số người thất nghiệp ngày càng tăng. Tổng công đoàn Mỹ dự đoán rằng đến tháng 2-1961, số công nhân mất việc làm sẽ lên đến 6.800.000 người. Đó là mâu thuẫn sâu sắc giữa tư bản và giai cấp công nhân Mỹ.

Stêvenxơn (một thủ lĩnh Mỹ nổi tiếng) vừa đi thăm 12 nước Nam Mỹ về (12-12-1960) và nói chuyện như sau: Ông ta rất lo vì nhân dân các nước ấy đang có phong trào cách mạng và chống Mỹ. Họ oán trách chính phủ Mỹ chỉ lo cho tủ bạc của tư bản Mỹ và ủng hộ bọn độc tài mà nhân dân rất căm ghét. Stêvenxơn cũng nhận rằng cách mạng Cu Ba đã gây ảnh hưởng lớn và được nhân dân Nam Mỹ ủng hộ nhiệt liệt.

Liên Xô tiến vọt lên

Giá một đồng đôla Mỹ hiện nay là 4 đồng rúp Liên Xô. Nhưng sang năm, 90 xu Liên Xô sẽ bằng một đôla Mỹ.

Theo bản báo cáo trước Xôviết tối cao (20-12-1960), thì so với năm 1959 kế hoạch năm 1960 hoàn thành vượt mức 10%.

Trong hai năm 1959-1960 có thêm 2.000 nhà máy mới đã sản xuất.

Diện tích trồng trọt tăng 7 triệu mẫu tây.

Ngân sách cho kế hoạch năm 1961 là 29 tỷ rúp (hơn năm nay 12,6%).

Công nghiệp sẽ tăng 6 đến 7%.

Nông nghiệp sẽ tăng 3 triệu mẫu tây. Toàn diện tích trồng trọt gần 206 triệu mẫu tây.

Năng suất lao động tăng 12%.

Hơn 9 triệu người sẽ có nhà ở mới.

Liên Xô sẽ giúp các nước xây dựng 380 nhà máy.

Trong ba năm qua (1958-1960), tổng sản lượng công nghiệp của Mỹ tăng 8%, của Liên Xô tăng 30%.

Xem tài liệu tóm tắt này thì chắc bà con ai cũng phải kết luận rằng: Chế độ tư bản ngày càng suy sụp. Chế độ xã hội chủ nghĩa ngày càng tiến lên.

T.L.

-------------

Báo Nhân Dân, số 2471, ngày 24-12-1960, tr.2.


[1]. Khuynh tiêu là: Đồ ùn hàng hóa đến nước ngoài, bán với giá rẻ mạt, để tránh mối hàng với nước đó (TG).

Tin liên quan

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Tôi rất tâm đắc với nội dung bài xã luận “Dân giàu nước mạnh; nước mạnh dân giàu” đăng trên báo Nhân Dân ngày 5/3/1988. Quan điểm về quan hệ kinh tế - xã hội giữa một người, một nhóm, một tập thể với cả nước, cả xã hội đã được trình bày rõ. Ở đây tôi muốn nêu một khía cạnh khác về mối quan hệ giữa cả nước và một địa phương, mà địa phương là bộ phận hợp thành của cả nước.