Đó là câu nói thẳng thắn của một ký giả Mỹ đăng trên tờ báo Người Mỹ xuất bản ở Hương Cảng (7-8-1964).

Người này đã từng tham gia đội hải quân lục chiến Mỹ trong cuộc chiến tranh ở Triều Tiên. Là đặc phái viên của "công ty phát thanh cả nước Mỹ", y đã ở miền Nam một tháng rưỡi và đã tham gia chín cuộc chiến đấu. Y nói:

"Tôi không phải là một người có uy quyền, tôi chỉ nói những điều tôi mắt thấy, tai nghe. Mà điều tôi nghe thấy là chúng ta, người Mỹ, đang thất bại…".

Y nói tiếp: Việt cộng thông thạo cách đánh du kích đến mức "khiến người ta phải kinh ngạc"… Không biết họ ở đâu mọc ra, rồi họ bắt đầu giết chết người ta hết người này đến người khác… Đây là cuộc chiến tranh rất bẩn thỉu mà trước đây chúng ta chưa hề vấp phải… Trong một trận phục kích nọ, Việt cộng đã giết chết 350 binh sĩ của chính phủ miền Nam, còn chiến quả của chúng ta là bốn Việt cộng tử trận.

Y nói tiếp: Ở miền Nam người ta có thể gặp hai hạng người. Gặp những người mới ở mặt trận về thì họ nói: "Chúng tôi đang thua trận". Gặp bọn chính khách thì họ nói: "Chúng ta sắp thắng lợi rồi".

Y nói: khi đến thăm một nhà thương quân đội ở Cần Thơ, y đã thấy những chuyện đáng sợ. Có những binh sĩ chết nằm trên giường, sau hai ngày mới có người đến xem bệnh cho họ.

Y nói: Hiện nay Việt cộng có hơn mười vạn đội viên du kích và dân quân, "họ là những chiến sĩ rất táo bạo và đánh giỏi". Y kết luận: "Chúng ta, người Mỹ đang thua trong cuộc chiến tranh này, mặc dù chúng ta thừa nhận hay không thừa nhận việc đó".

Bàn về âm mưu Mỹ mở rộng chiến tranh ở Đông Dương, tờ báo Mỹ Sao sáng buổi chiều (5-8-1964) viết: "Chuyên gia quân sự cho rằng nếu phái thật nhiều quân đội Mỹ vào những nơi hiểm trở vũng lầy như thế, thì có thể họ bị nuốt hết. Trong cuộc chiến tranh ở Triều Tiên đã chết mất 34.000 binh sĩ Mỹ[1]. Các chuyên gia tính rằng ở Việt Nam thì số Mỹ thương vong sẽ gấp mười lần.

Báo Công dân xuất bản ở nước Anh (9-8-1964) viết: Cứ độ 15 binh sĩ chính quy mới đối phó nổi một đội viên du kích. Giả như Mỹ muốn thắng đến mức nào đó trong cuộc chiến tranh này ở Việt Nam, thì Mỹ phải đưa vào đó bảy triệu binh sĩ…".

Thời báo Chủ nhật ở Luân Đôn (9-8-1964) viết: Suốt mấy năm cố gắng phi thường và tiêu phí rất lớn - gần 1.200.000.000 đồng bảng Anh và 260 sĩ quan Mỹ bị giết chết - hiện nay cũng như trước đây, Mỹ vẫn không có hy vọng thắng lợi trong cuộc chiến tranh du kích ở miền Nam Việt Nam.

Vừa rồi, Chính phủ Mỹ đã buộc phải công bố một bản báo cáo bí mật của một chuyên gia ở cục tình báo Mỹ tên là Mathiát. Báo cáo đó thú nhận rằng Mỹ không thể thắng trong cuộc chiến tranh ở miền Nam Việt Nam.

Hôm 26-8-1964, tại cuộc chiêu đãi Đoàn đại biểu Quốc hội ta sang thăm Inđônêxia, ông Chủ tịch Quốc hội nước bạn đã tuyên bố: "Một lần nữa tôi muốn nói chắc rằng, dù đế quốc điên cuồng khiêu khích nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thì cuối cùng chúng cũng chịu số phận như trận Điện Biên Phủ".

Tôi xin mượn lời đanh thép ấy để kết thúc bài vắn tắt này.

CHIẾN SĨ

----------------------

Báo Nhân Dân, số 3805, ngày 30-8-1964, tr.4.


1. Sự thật thì số lính Mỹ chết còn nhiều hơn thế nữa (TG).

Tin liên quan

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Tôi rất tâm đắc với nội dung bài xã luận “Dân giàu nước mạnh; nước mạnh dân giàu” đăng trên báo Nhân Dân ngày 5/3/1988. Quan điểm về quan hệ kinh tế - xã hội giữa một người, một nhóm, một tập thể với cả nước, cả xã hội đã được trình bày rõ. Ở đây tôi muốn nêu một khía cạnh khác về mối quan hệ giữa cả nước và một địa phương, mà địa phương là bộ phận hợp thành của cả nước.