Mỹ là một nước nhiều tiền lắm của. Chẳng thế mà số đông bộ trưởng và thứ trưởng trong chính phủ Mỹ là những người triệu phú. Chẳng thế mà chính phủ Mỹ giúp tiền cho các địa chủ phá bớt lúa, nhổ bớt bông, để giữ giá lúa, giá bông ở thị trường. Chẳng thế mà chính phủ Mỹ bỏ hàng trăm triệu đôla “giúp” cho bọn Lý Thừa Vãn, Tưởng Giới Thạch, Ngô Đình Diệm, và những lũ bán nước buôn dân ở nơi khác.

Mỹ là một nước bình đẳng. Nhưng có một bọn là “người ăn không hết” và một số đông là “người làm không ra”. Báo cáo của Ủy ban Quốc hội Mỹ cho biết rằng:

Một phần năm tổng số gia đình Mỹ cực kỳ nghèo nàn. Trong số những “người bị quên” ấy, gồm có 830 vạn gia đình và 620 vạn cá nhân. 28 triệu người, kể cả đàn ông, đàn bà và trẻ con bị tàn tật hoặc nặng lắm hoặc nặng vừa. Ở nông thôn miền Nam nước Mỹ, có 140 vạn gia đình nghèo khổ không thể tưởng tượng.

Hạng người nghèo khổ nhất lại là những người đông con nhất: 18 phần 100 tổng số gia đình mà chiếm đến 54 phần 100 tổng số con cái.

Theo báo cáo của Ủy ban, ở Mỹ có những “vùng thất nghiệp”. Trong những vùng ấy, cứ 100 công nhân thì có 6 đến 15 người không có công ăn việc làm.

Tình trạng nghèo khổ ấy ảnh hưởng nhiều đến thanh niên. Từ tháng 6-1948 đến tháng 6-1955, có 4.321 nghìn thanh niên đến tuổi đi lính, thì 2.248 nghìn người (tức là 52 phần 100) bị loại ra, vì yếu đuối về thân thể hoặc về tinh thần. Vì vậy:

Mỹ khoe nhiều của nhiều tiền

Nhưng tương lai Mỹ lo phiền nhiều hơn!

C.B.

------------

Báo Nhân Dân, số 632, ngày 25-11-1955, tr.2.

Tin liên quan

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Tôi rất tâm đắc với nội dung bài xã luận “Dân giàu nước mạnh; nước mạnh dân giàu” đăng trên báo Nhân Dân ngày 5/3/1988. Quan điểm về quan hệ kinh tế - xã hội giữa một người, một nhóm, một tập thể với cả nước, cả xã hội đã được trình bày rõ. Ở đây tôi muốn nêu một khía cạnh khác về mối quan hệ giữa cả nước và một địa phương, mà địa phương là bộ phận hợp thành của cả nước.