Trung tuần tháng 8, các báo Mỹ đăng tin: “Thành phố Phênít có 25.000 dân. Sòng bạc, tiệm hút và nhà gái điếm mở công khai. Bọn du côn công khai giết người thuê, giá tiền thuê giết 1 người là 12.000 phrăng. Một người buôn bán sắp tổ chức một hội tự vệ; ngày hôm sau, nhà y bị bom nổ tan. Một tờ báo địa phương bình luận chuyện ấy; hôm sau nhà báo bị phá và hai phóng viên bị đánh gần chết. Một vị quan tòa nhận điều tra hai vụ ấy, nhà ông ta cũng bị bom phá. Một vị quan tòa khác tuyên bố rằng ông ta sẽ tẩy trừ Phênít cho hết tội phạm; mấy hôm sau ông ta bị ám sát.

Bọn du côn làm chủ thành phố. Chính quyền, công an, cảnh sát, đều bị bọn chúng giật dây…”.

Phênít là một thành phố nhỏ, còn những thành phố to thì thế nào? Nữu Ước là một thành phố to nhất ở Mỹ. Vừa rồi, viên giám đốc cảnh sát Nữu Ước nói với các nhà báo: “Hiện nay, thành phố có 19.800 cảnh binh, nhưng cần thêm 7.000 người nữa mới làm hết việc, vì tội phạm nhiều quá và càng ngày càng nhiều. Ngày nay, cứ hai phút đồng hồ là có một vụ tội phạm. Tính đổ đồng, mỗi ngày ít nhất cũng có một vụ giết người, 27 vụ đánh người bị thương nặng, 3 vụ hiếp dâm, 140 vụ ăn trộm, 140 vụ trộm xe hơi, 31 vụ tống tiền…”.

Xin hỏi bà con:

Thế là một nước văn minh?
Hay là một chỗ hôi tanh rợn người?

C.B.

--------

Báo Nhân Dân, số 220, từ ngày 1 đến ngày 3-9-1954, tr.2.

Tin liên quan

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Tôi rất tâm đắc với nội dung bài xã luận “Dân giàu nước mạnh; nước mạnh dân giàu” đăng trên báo Nhân Dân ngày 5/3/1988. Quan điểm về quan hệ kinh tế - xã hội giữa một người, một nhóm, một tập thể với cả nước, cả xã hội đã được trình bày rõ. Ở đây tôi muốn nêu một khía cạnh khác về mối quan hệ giữa cả nước và một địa phương, mà địa phương là bộ phận hợp thành của cả nước.