Lo ngại vì Liên Xô cũng có bom nguyên tử và bom khinh khí. Vì nhân dân Pháp và nhân dân các nước khác chống vũ trang lại Tây Đức. Vì tình đoàn kết giữa Liên Xô và các nước dân chủ ngày càng khăng khít. Vì ảnh hưởng của phe dân chủ hòa bình ngày càng phát triển. Vì mối quan hệ thân thiện giữa Trung Quốc và Ấn Độ, Diến Điện, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ngày càng mật thiết. Vì các nước Đông Nam Á (trừ Xiêm và Đại Hồi) đều kịch liệt chống “Khối Đông Nam Á” do Mỹ cầm đầu và Anh, Pháp theo đuôi…

Nay Mỹ lại thêm vài lo ngại mới: Vì ngót 30 nước châu Á và châu Phi sắp họp đại hội, mục đích là chống đế quốc và chống thực dân. Vì ở Nhật có phong trào rộng lớn đòi thoát ly sự áp bức của Mỹ, lập lại quan hệ buôn bán và ngoại giao với Trung Quốc và Liên Xô… Xem đó thì thấy rõ: Giống như một chàng nọ miệng thì ba hoa tự xưng là “anh hùng đại lực sĩ”, nhưng hai chân thì yếu như đất sét, đế quốc Mỹ:

Ngoài mặt ra vẻ hung hăng,

Sự thật thì yếu như thằng nộm rơm.

C.B.

------

Báo Nhân Dân, số 323, ngày 18-1-1955, tr.2.

Tin liên quan

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Tôi rất tâm đắc với nội dung bài xã luận “Dân giàu nước mạnh; nước mạnh dân giàu” đăng trên báo Nhân Dân ngày 5/3/1988. Quan điểm về quan hệ kinh tế - xã hội giữa một người, một nhóm, một tập thể với cả nước, cả xã hội đã được trình bày rõ. Ở đây tôi muốn nêu một khía cạnh khác về mối quan hệ giữa cả nước và một địa phương, mà địa phương là bộ phận hợp thành của cả nước.