Theo báo chí Pháp, thì các giới chính trị và xã hội Pháp rất mong muốn lập lại quan hệ văn hóa và kinh tế với nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, trên nguyên tắc bình đẳng về quyền lợi, vì như thế sẽ có lợi cho Pháp nhiều.

Các báo chí ấy lại cho biết rằng: Mỹ đang ra sức phá đám. Báo Gii phóng viết: Đi s Mỹ ở Pari đòi Chính ph Pháp ch thương lượng vi Chính ph H Chí Minh trong mt phm vi rt hp. Và báo ấy đã đòi Pháp phải lp li quan h mi với nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và hu bý mun cũ là hòng trở lại chế độ thuộc địa.

Báo Người xem xét trách rằng: hai bộ trưởng Pháp và tướng Êly sang Mỹ, mục đích là để cột chặt chính sách Pháp ở Viễn Đông với chính sách Mỹ. Mỹ buộc Pháp phải ủng hộ Ngô Đình Diệm và phải giúp Diệm về kinh tế. Mỹ thì trực tiếp giúp Diệm tiền để tiêu về chính trị và quân sự. Báo ấy viết tiếp: “Người ta đã làm trái với Hiệp định Giơnevơ. Bằng một cách gián tiếp, người ta đưa miền Nam Việt Nam và Miên, Lào vào khối Đông Nam Á (do Mỹ tổ chức). Người ta mưu ngăn trở thống nhất Việt Nam do cuộc tổng tuyển cử sắp tới. Nhưng sự thật chứng tỏ rằng làm như thế thì chỉ lợi cho ông Hồ Chí Minh, mà hại cho Pháp... Thế là vì dính líu với Mỹ mà Pháp phải hy sinh lợi ích của mình”.

Nhưng Mỹ đã quá chủ quan. Nhân dân Việt Nam và nhân dân Pháp đoàn kết đấu tranh, thì nhất định phá tan được âm mưu Mỹ.

C.B.

--------

- Báo Nhân Dân, số 264, ngày 16-11-1954, tr.2.

- Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.9, tr.117-118.

Tin liên quan

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Tôi rất tâm đắc với nội dung bài xã luận “Dân giàu nước mạnh; nước mạnh dân giàu” đăng trên báo Nhân Dân ngày 5/3/1988. Quan điểm về quan hệ kinh tế - xã hội giữa một người, một nhóm, một tập thể với cả nước, cả xã hội đã được trình bày rõ. Ở đây tôi muốn nêu một khía cạnh khác về mối quan hệ giữa cả nước và một địa phương, mà địa phương là bộ phận hợp thành của cả nước.