Báo chí tư sản Pháp khóc than rằng:

Về chính trị - Một năm nay, các báo của Diệm không ngừng chửi Pháp một cách thô lỗ. Bọn Diệm tìm đủ cách xỉ vả người Pháp. Quân đội Diệm thường sinh sự với quân đội Pháp, thí dụ như Diệm bắt giam 2 sĩ quan Pháp suốt mấy tuần. Diệm không muốn thừa nhận viên cao ủy Pháp, khiến cao ủy mà hóa ra thấp ủy, vì Diệm đặt viên ấy vào hàng thứ bốn trong hàng ngoại giao.

Về kinh tế - Năm ngoái, miền Nam mua hàng hóa của Pháp trị giá 90 nghìn triệu đồng phơrăng. Năm nay sụt xuống 40 nghìn triệu. Trước kia, trong số hàng hóa nước ngoài đưa vào miền Nam, Pháp chiếm 70 phần 100, nay chỉ cón 35 phần 100. Hàng hóa Mỹ, Nhật và Tây Đức đã hất cẳng hàng hóa Pháp. Nhiều xí nghiệp Pháp ở miền Nam phải bán đổ bán tháo, để cuốn gói chuồn (Trích báo Thế giới).

Cố nhiên, những việc Diệm làm đều do Mỹ xúi giục. Mỹ-Diệm khinh rẻ Pháp như vậy, nhưng Pháp vẫn nịnh hót Mỹ-Diệm một cách ươn hèn. Như vừa rồi, khi hội Liên hợp quốc nhận 16 nước làm hội viên mới, đại biểu Pháp đã tuyên bố tiếc rằng chính quyền Diệm không được tham gia Liên hợp quốc!

Bị Mỹ-Diệm đá đít, Pháp vẫn cứ cúi đầu. Pháp làm, Pháp phải chịu.

Còn trách móc ai đâu?

C.B.

------------

Báo Nhân Dân, số 656, ngày 19-12-1955, tr.2.

Tin liên quan

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Tôi rất tâm đắc với nội dung bài xã luận “Dân giàu nước mạnh; nước mạnh dân giàu” đăng trên báo Nhân Dân ngày 5/3/1988. Quan điểm về quan hệ kinh tế - xã hội giữa một người, một nhóm, một tập thể với cả nước, cả xã hội đã được trình bày rõ. Ở đây tôi muốn nêu một khía cạnh khác về mối quan hệ giữa cả nước và một địa phương, mà địa phương là bộ phận hợp thành của cả nước.