Một em học sinh Mỹ da đen kể chuyện:

- Năm học mới, anh chị em thanh thiếu niên khác vui mừng, nhưng chúng em thì càng thêm tủi nhục, càng thấy rõ đồng bào Mỹ da trắng ngược đãi đồng bào Mỹ da đen đến chừng mực nào! Ở miền Nam nước Mỹ, người Mỹ da đen không được kính Chúa cùng một nhà thờ, không được đi cùng đường, ngồi cùng xe, uống cùng giếng, ở cùng phố, học cùng trường... với người Mỹ da trắng. Vài thí dụ:

Thượng tuần tháng 9 là năm học mới ở Mỹ. Ở thành phố Clin-tơn (tỉnh Tê-nét-xi[1]) chỉ có 4.000 dân. 12 học sinh Mỹ da đen xin vào trường; theo luật mới, nhà trường phải nhận. Nhưng đến ngày mở trường, hơn 1.000 người Mỹ da trắng đã biểu tình phản đối. Cảnh sát ra giữ trật tự, thì họ la hét om sòm: "Đả đảo bọn bảo hộ mọi đen!". Hôm sau, cuộc biểu tình càng dữ dội hơn. Tỉnh trưởng đã phải phái đến gần 700 lính, 7 xe tăng và 100 công an mới giữ được trật tự.

Thành phố Mansfield (tỉnh Ta-xát[2]) có 1.450 dân. Nghe tin có 3 học sinh Mỹ da đen được phép vào trường, lập tức hơn 400 người Mỹ da trắng kéo đến biểu tình. Họ treo cổ hình người Mỹ da đen với khẩu hiệu: "... Ai lấy được 12 cái tai da đen, sẽ được thưởng 2 đô-la"...

Chắc các bạn còn nhớ chuyện cô Lu-xi, học sinh Mỹ da đen, bị người Mỹ da trắng ngược đãi, làm dư luận thế giới rất xôn xao. Nhưng ngày nay chuyện như thế phổ biến khắp 8 tỉnh miền Nam nước Mỹ, cho nên thiên hạ ít chú ý đến. Trong lúc hàng triệu thanh niên học sinh Mỹ da đen bị áp bức ngược đãi như thế, thì Tổng thống Mỹ tuyên bố một cách khoan hồng rằng: "Công dân Mỹ da đen đã được hưởng quyền tự do bình đẳng như công dân Mỹ da trắng!".

Thật là mỉa mai!

Vậy có thơ rằng:

Mỹ là "bình đẳng tự do",
Chỉ thương cái kiếp học trò da đen!

Tái bút - Hôm 4-9, Tướng Renfrow, Phó giám đốc Nha Tân binh Mỹ, tuyên bố: 2.200.000 thanh niên Mỹ, tức là 35% tổng số thanh niên phải tòng vào bộ đội, đã không hợp cách vì thân thể yếu hèn.

C.B.

---------

[1] Bang Tennessee

[2] Bang Texas

- Báo Nhân Dân, số 939, ngày 30-9-1956, tr.2.

- Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.10, tr.428-429.

Tin liên quan

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Tôi rất tâm đắc với nội dung bài xã luận “Dân giàu nước mạnh; nước mạnh dân giàu” đăng trên báo Nhân Dân ngày 5/3/1988. Quan điểm về quan hệ kinh tế - xã hội giữa một người, một nhóm, một tập thể với cả nước, cả xã hội đã được trình bày rõ. Ở đây tôi muốn nêu một khía cạnh khác về mối quan hệ giữa cả nước và một địa phương, mà địa phương là bộ phận hợp thành của cả nước.