Một nhóm nữ học sinh hỏi: Địa vị của phụ nữ Liên Xô thế nào?

Trước hết, hoan hô các em đặt câu hỏi thiết thực. Đây là câu trả lời: Phụ nữ Liên Xô hưởng tất cả mọi quyền lợi kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội như đàn ông. Xem mấy con số sau đây, thì các em rõ. Hiện nay, phụ nữ Liên Xô có hơn 38 vạn người làm công trình sư, hơn 1 triệu người làm cô giáo, hơn 2 triệu người làm nghề thuốc, hơn 2 triệu 70 vạn người làm việc ở các cơ quan khoa học, văn hóa và giáo dục, hơn 1 triệu 30 vạn người học ở các trường cao đẳng và trường chuyên môn, hơn 2.000 người phụ trách ngành nông nghiệp đã được thưởng Huân chương Anh hùng Lao động. 741 người được giải thưởng Xtalin về khoa học, phát minh, văn chương và nghệ thuật, 347 người là đại biểu Quốc hội (Xôviết tối cao), 50 vạn người được cử vào các cấp chính quyền địa phương.

Rất nhiều phụ nữ làm giám đốc trường học, nhà máy, nông trường, nhà thương, v.v..

Ở nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa chúng ta, nam nữ cũng bình quyền. Phụ nữ ta cũng có tài có sức, nhưng vì bị bọn thực dân áp bức 80 năm qua, cho nên phụ nữ ta còn ít người tham gia các ngành hoạt động. Các em chăm lo học hành, rèn luyện tài đức, thì mai sau các em nhất định theo kịp chị em phụ nữ Liên Xô.

C.B.

------

- Báo Nhân Dân, số 408, ngày 14-4-1955, tr.2.

- Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.9, tr.406.


Tin liên quan

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Tôi rất tâm đắc với nội dung bài xã luận “Dân giàu nước mạnh; nước mạnh dân giàu” đăng trên báo Nhân Dân ngày 5/3/1988. Quan điểm về quan hệ kinh tế - xã hội giữa một người, một nhóm, một tập thể với cả nước, cả xã hội đã được trình bày rõ. Ở đây tôi muốn nêu một khía cạnh khác về mối quan hệ giữa cả nước và một địa phương, mà địa phương là bộ phận hợp thành của cả nước.