Hồi đầu tháng này, Chính phủ Pháp báo cáo ngân sách nước Pháp có những con số như sau tỏ rõ tình hình tài chính túng bấn của Pháp:

Từ năm 1952 đến nay, khoản thu mỗi năm không đến 3 triệu 50 vạn triệu phrăng. Khoản chi thì năm 1952 là 3 triệu 40 vạn 9 nghìn triệu phrăng, năm 1955 tăng đến 4 triệu 4 nghìn triệu.

Năm 1952, ngân sách thật sự thiếu hụt 6 vạn 9 nghìn triệu.

Năm nay, ngân sách thật sự thiếu hụt 54 vạn 8 nghìn triệu.

Năm sau, sẽ thiếu hụt 65 vạn 4 nghìn triệu.

Giá trị 1 đồng phrăng năm nay sụt xuống chỉ bằng 1 hào năm 1945.

Tài chính càng ngày càng khó, nhưng chi phí quân sự lại mỗi năm mỗi tăng:

Năm 1955 là 94 vạn 5 nghìn triệu.

Năm 1956 là 94 vạn 8 nghìn triệu.

Tuy tài chính chật vật như vậy, năm nay Pháp vẫn cố “giúp” Ngô Đình Diệm 6.400 triệu phrăng. Diệm dùng số tiền của Pháp để tuyên truyền chống Pháp!

Thật là:

Mất tiền rồi lại thua thâm,

Để cho chúng bạn tri âm chết cười.

C.B.

-----------

Báo Nhân Dân, số 527, ngày 12-8-1955, tr.2.

Tin liên quan

Đổi mới, sáng tạo, hiện thực hóa khát vọng của Người

Đổi mới, sáng tạo, hiện thực hóa khát vọng của Người

Khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc được nêu trong Văn kiện Đại hội lần thứ XIII (năm 2021) của Đảng Cộng sản Việt Nam được khởi đề từ khát vọng cứu nước, giải phóng dân tộc, đem lại tự do, ấm no, hạnh phúc cho đồng bào của Chủ tịch Hồ Chí Minh từ năm 1911.
Bồi dưỡng, nâng cao phẩm chất, năng lực của cán bộ, đảng viên

Bồi dưỡng, nâng cao phẩm chất, năng lực của cán bộ, đảng viên

Bồi dưỡng cán bộ là một khâu trong công tác cán bộ được thực hiện thường xuyên, liên tục, tùy theo tính chất công việc hoặc yêu cầu nhiệm vụ của từng lãnh vực công tác, từng giai đoạn cách mạng. Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: "huấn luyện cán bộ là công việc gốc của Ðảng". Huấn luyện, bồi dưỡng cán bộ nhằm đáp ứng yêu cầu đòi hỏi khách quan của nhiệm vụ cách mạng và nâng cao phẩm chất, năng lực của cán bộ, đảng viên.
Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Tôi rất tâm đắc với nội dung bài xã luận “Dân giàu nước mạnh; nước mạnh dân giàu” đăng trên báo Nhân Dân ngày 5/3/1988. Quan điểm về quan hệ kinh tế - xã hội giữa một người, một nhóm, một tập thể với cả nước, cả xã hội đã được trình bày rõ. Ở đây tôi muốn nêu một khía cạnh khác về mối quan hệ giữa cả nước và một địa phương, mà địa phương là bộ phận hợp thành của cả nước.