Đồng chí Ngô Gia Khảm được Đại hội toàn quốc bầu làm Anh hùng Lao đng s 1, năm nay 40 tuổi. Từ lúc 16 tuổi, đồng chí đã tham gia phong trào cách mạng. Năm 18 tuổi, bị Pháp bắt đày đi Sơn La. Được tha về, đồng chí lại bí mật hoạt động ngay.

Năm 1944, đoàn thể giao đồng chí Khảm việc làm thuốc đạn cho du kích. Với hai tay không, đồng chí tự nghĩ ra cách làm, tự tìm ra nguyên liệu, tự đào tạo ra cán bộ. Đồng chí Khảm đã tự tay đúc qu lu đn đu tiên của quân đội Việt Nam.

Từ đó đến kháng chiến ngày nay, đồng chí Khảm đã vượt mọi khó khăn, xây dựng được 3 xưởng hóa chất. Riêng về việc làm cuốc xẻng cho bộ đội, đồng chí đã có những sáng kiến làm mau, làm tốt, làm nhiều. Do đó, trong đợt thi đua vừa qua, năng suất đã tăng 85 lần, lại tiết kim cho Chính phủ được 3 triệu đồng bạc sắt, hơn 12 triệu đồng bạc than, 110.000 giờ nhân công.

Đồng chí Khảm vì công việc và vì cứu nhà máy, mà bị thương 3 lần. Lần thứ 3 đồng chí đã hỏng cả tai mắt miệng mũi và què hai tay. Song không vì tàn tật mà nản chí; trái lại, đồng chí ngày càng cố gắng, càng tiến bộ. Trong mấy đợt thi đua, đồng chí Khảm đã khéo tổ chức thi đua tập thể và đã đào tạo nhiều chiến sĩ thi đua xuất sắc.

Không s kh, vượt mi khó khăn, kiên quyết làm vượt mc nhim v. Đó là mấy đức tính của anh hùng Ngô Gia Khảm.

C.B.

-----------

- Báo Nhân Dân, số 60, ngày 5-6-1952, tr.4.

- Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.7, tr.420.

Tin liên quan

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Tôi rất tâm đắc với nội dung bài xã luận “Dân giàu nước mạnh; nước mạnh dân giàu” đăng trên báo Nhân Dân ngày 5/3/1988. Quan điểm về quan hệ kinh tế - xã hội giữa một người, một nhóm, một tập thể với cả nước, cả xã hội đã được trình bày rõ. Ở đây tôi muốn nêu một khía cạnh khác về mối quan hệ giữa cả nước và một địa phương, mà địa phương là bộ phận hợp thành của cả nước.