Nghĩa là nhập nhằng mắt cá ngọc trai. Mắt cá cũng tròn cũng trong như ngọc trai, do đó những kẻ gian dối thường dùng mắt cá lẫn lộn với ngọc trai để lừa bịp những người hớ hênh. Đế quốc Pháp - Mỹ và bù nhìn tay sai của chúng cũng dùng thủ đoạn ấy.

Các báo chí Pháp và Thụy Sĩ (6-1954) đăng những tin như sau:

Về tng tuyn c - Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ nói: Trình độ chính trị của nhân dân Đông Dương còn kém, cho nên Mỹ không tán thành tổng tuyển cử.

Về đc lp - Hắn nói: Bảo Đại và phe Bảo Đại đã nói với hắn rằng họ không muốn hoàn toàn độc lập, vì họ e rằng nếu quân Pháp rút đi, thì trong hai tuần lễ, “độc lập” của họ sẽ tiêu tan.

Khi Thứ trưởng Ngoại giao thế cho Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ ở Hội nghị Giơnevơ, Bảo Đại lại viết thư cho Thứ trưởng Mỹ nói rằng: Hội nghị Giơnevơ làm cho tình hình Việt Nam thêm nghiêm trọng. Mỹ cần phải lên tiếng đe dọa thì họa may Hội nghị ấy mới đi đến một sự quyết định. Bảo Đại nhắc lại rằng không nên có tổng tuyển cử ở Việt Nam.

Những tin tức trên này càng chứng tỏ rằng “độc lập” và “dân chủ” mà đế quốc Pháp - Mỹ và bù nhìn thường rêu rao, đều là thứ “ngọc trai” mắt cá. Nhưng chúng không lừa bịp được nhân dân ta.

C.B.

--------

- Báo Nhân Dân, số 201, từ ngày 4 đến ngày 6-7-1954, tr.2.

- Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.8, tr.535.

Tin liên quan

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Tôi rất tâm đắc với nội dung bài xã luận “Dân giàu nước mạnh; nước mạnh dân giàu” đăng trên báo Nhân Dân ngày 5/3/1988. Quan điểm về quan hệ kinh tế - xã hội giữa một người, một nhóm, một tập thể với cả nước, cả xã hội đã được trình bày rõ. Ở đây tôi muốn nêu một khía cạnh khác về mối quan hệ giữa cả nước và một địa phương, mà địa phương là bộ phận hợp thành của cả nước.