Ông Gờrin là một văn sĩ Công giáo người Anh. Sau khi đi thăm Đông Dương về, ông ta đã viết báo công kích đế quốc Mỹ can thiệp trắng trợn vào miền Nam Việt Nam: “Mỹ với Diệm là “phần tử quốc gia”. Nhưng thiên hạ thì ai cũng coi Diệm là một người muốn dẫy thực dân Pháp đi để làm tôi cho thực dân Mỹ. Mỹ đã lợi dụng cái danh nghĩa Công giáo của Diệm nhiều quá, làm cho Hội thánh cũng mất uy tín như bản thân Mỹ đã mất uy tín”.

“Những cuộc đi thăm Việt Nam của các giám mục Mỹ và thân Mỹ như ông Spenman, ông Ghinrây, ông Canbêra và những số tiền khổng lồ tiêu phí để tiếp đón các vị ấy, việc Diệm đi đâu cũng kè kè bên cạnh một vị linh mục (thường là linh mục Mỹ), càng làm cho thiên hạ tưởng Hội thánh là một tổ chức của người phương Tây thân Mỹ”.

Ông Gờrin kết luận rằng: “Mỹ đã lạm dụng tôn giáo để tuyên truyền cho Diệm và hoạt động của Diệm đã làm cho người Việt Nam có ác cảm đối với Hội thánh”.

Thế là không những người Việt Nam, mà người Công giáo ngoại quốc cũng không ưa Diệm-Mỹ.

C.B.

------

- Báo Nhân Dân, số 451, ngày 28-5-1955, tr.2.

- Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.9, tr.489.

Tin liên quan

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Tôi rất tâm đắc với nội dung bài xã luận “Dân giàu nước mạnh; nước mạnh dân giàu” đăng trên báo Nhân Dân ngày 5/3/1988. Quan điểm về quan hệ kinh tế - xã hội giữa một người, một nhóm, một tập thể với cả nước, cả xã hội đã được trình bày rõ. Ở đây tôi muốn nêu một khía cạnh khác về mối quan hệ giữa cả nước và một địa phương, mà địa phương là bộ phận hợp thành của cả nước.