Anh Cao Viết Bảo mới 20 tuổi. Năm 1949, mới chính thức thành người thợ rèn. Trước kia, dù anh em công nhân cố gắng, công việc sản xuất trong xưởng anh Bảo vẫn lúng túng, làm cho nhiều người chán nản. Do sự tìm tòi của anh, trong đợt thi đua thứ nhất (để mừng Đảng và Mặt trận), năng suất đã tăng gấp đôi: trước, mỗi ngày rèn được 2 cái rưỡi cuốc chim, nay được 5 cái. Mọi người đều phấn khởi. Đợt thi đua thứ ba, tăng đến 10 cái. Mỗi kỳ lại tiết kiệm được hơn 8.000 kilô than.

Song thành tích khá nhất của anh Bảo là có sáng kiến tổ chức thi đua tập thể. Trong bộ phận công tác gồm 3 ban: thợ nguội, thợ tiện và thợ rèn, tất cả gần 150 người. Trong ban rèn, đồng chí Bảo lập ra một tiểu tổ thi đua, để thúc đẩy phong trào. Người này thi đua với người khác, ban này thi đua với ban khác, cùng nhau tiến bộ. Kết quả: chương trình định 10 ngày, chỉ làm 8 ngày là xong. Trong thời gian đó, lại thêm được 33 sáng kiến.

Cách thức thi đua của anh Bảo rất thiết thực: theo dõi năng suất từng giờ từng phút; có sáng kiến thì trao đổi cho nhau ngay; chương trình thi đua giản đơn mà thiết thực như: 1- Đảm bảo làm xong chương trình sản xuất; 2- Đoàn kết nội bộ, giúp nhau thi đua; 3- Học tập và phê bình đều đặn. Anh Bảo lại biết học kinh nghiệm của nước bạn, như kinh nghiệm của đồng chí Mã Bằng Xương (Trung Quốc).

Trong công việc, anh Bảo biết phân công rành mạch, đồng thời khéo tổ chức nhóm trung kiên để giúp đỡ những anh em kém; liên lạc chặt chẽ với cán bộ chuyên môn; kiên quyết vượt mọi khó khăn. Do đó mà thi đua thành thường xuyên, và đào tạo nên nhiều chiến sĩ. Thời kỳ vừa qua, trong 140 công nhân, 109 người đã thành chiến sĩ.

Kinh nghiệm thi đua tập thể ấy thật là hay. Chúng ta cần phải phổ biến nó, làm cho thi đua th đểành một phong trào thật rộng khắp.

C.B.

--------

Báo Nhân Dân, số 66, ngày 17-7-1952, tr.2.

Tin liên quan

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Tôi rất tâm đắc với nội dung bài xã luận “Dân giàu nước mạnh; nước mạnh dân giàu” đăng trên báo Nhân Dân ngày 5/3/1988. Quan điểm về quan hệ kinh tế - xã hội giữa một người, một nhóm, một tập thể với cả nước, cả xã hội đã được trình bày rõ. Ở đây tôi muốn nêu một khía cạnh khác về mối quan hệ giữa cả nước và một địa phương, mà địa phương là bộ phận hợp thành của cả nước.