Gần đây, vì địch thất bại nhiều, ta thắng lợi luôn, nên từ Nam đến Bắc, nhiều ngụy binh đã giác ngộ quay về với kháng chiến. Vài thí dụ:

Đêm 21-12-1951, anh Lê Văn Mơ, ngụy binh đóng ở một tháp canh trong tỉnh Biên Hòa (Nam Bộ) đã diệt 4 tên quan Pháp, rồi mang 4 khẩu súng ra theo bộ đội ta.

Đêm 23-12-1951, bộ đội ta bao vây đồn Mạc Thượng (huyện Lý Nhân, Hà Nam). Chiến sĩ ta và một vị linh mục kêu gọi giải thích. Cả trung đội ngụy binh đem súng ra hàng.

Đại đa số ngụy binh là những thanh niên bị bắt buộc hoặc bị lừa bịp mà đi lính cho giặc. Nhưng họ vốn cũng có lòng yêu nước và ghét giặc. Ta giải thích rõ cho họ, khoan hồng với họ, thì họ sẽ giác ngộ và quay về với Tổ quốc. Nhiều lần, sự thực đã chứng tỏ như vậy. Cho nên cán bộ, bộ đội và nhân dân ta phải thi đua địch vận, ngy vn, xem đó là một nhiệm vụ kháng chiến, thì ta sẽ không tốn đạn hao binh, mà được cả người lẫn súng. Và do đó, ta sẽ phá tan mưu mô của địch dùng người Việt đánh người Việt, lấy chiến tranh nuôi chiến tranh.

C.B.

------------

- Báo Nhân Dân, số 47-48, ngày 3-3-1952, tr.6.

- Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.7, tr.338.

Tin liên quan

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Tôi rất tâm đắc với nội dung bài xã luận “Dân giàu nước mạnh; nước mạnh dân giàu” đăng trên báo Nhân Dân ngày 5/3/1988. Quan điểm về quan hệ kinh tế - xã hội giữa một người, một nhóm, một tập thể với cả nước, cả xã hội đã được trình bày rõ. Ở đây tôi muốn nêu một khía cạnh khác về mối quan hệ giữa cả nước và một địa phương, mà địa phương là bộ phận hợp thành của cả nước.