Mỹ chuyên dùng nguyên tử vào việc chuẩn bị chiến tranh. Cho đến tháng 3 năm nay, Mỹ đã thử những thứ bom A và bom H 36 lần. Theo tin các báo, quả bom thử cuối cùng ánh sáng đã đến cách chỗ thử 1.600 cây số, những nhà cửa cách xa 600 cây số cũng rung động. Gió thổi bụi hơi độc đã bay xa đến 2.400 cây số.

2 tuần lễ sau đó, có những trận bão to và khí hậu biến đổi bất thình lình. Do đó nhân dân Mỹ rất hoang mang và tự hỏi: Làm thế nào để tránh khỏi những sự khủng khiếp từ trên trời rơi xuống?

Các báo Mỹ khuyên nhân dân đào hầm trú ẩn dưới nhà họ ở và tích trữ lương thực ở dưới hầm. Nhưng ở Mỹ có những ngôi nhà 30, 40 tầng thì đào hầm vào đâu? Còn muốn sơ tán một thành phố hơn 8 triệu người như Nữu Ước thì phải mất mấy tiếng đồng hồ. Không nghĩ ra cách gì khác để tránh bom và để ổn định lòng dân, viên giám đốc sở “phòng không” chỉ khuyên dân tụng kinh cầu trời phù hộ.

Thế là nguyên tử của Mỹ chưa đe dọa được ai, mà đã đe dọa và làm cho nhân dân Mỹ khiếp vía.

Liên Xô thì dùng sức nguyên tử vào việc xây dựng hòa bình. Như nhà máy điện chạy bằng nguyên tử. Dùng nguyên tử phá núi để đắp đường xe lửa.

Dùng nguyên tử vào công nghiệp, như chế biến gang, thép và các thứ ngũ kim khác. Hiện nay đang thử dùng nguyên tử thay dầu xăng: 1 chiếc xe hơi chạy 100.000 cây số phải tốn 11 tấn xăng, nhưng chỉ cần vài phân nguyên tử (uranium) là đủ.

Dùng nguyên tử để chữa bệnh, như các bệnh thiếu máu, ung thư, v.v..

Dùng nguyên tử vào nông nghiệp: chiếu nguyên tử vào thì các thứ cây chóng mọc, chóng tốt hơn, cây có quả và rau có củ sớm hơn, to hơn và ngọt hơn. Liên Xô lại sẵn sàng giúp các nước khác dùng nguyên tử vào công việc hòa bình.

Vì vậy, hiện nay khắp thế giới có phong trào sôi nổi phản đối nguyên tử Mỹ và ủng hộ nguyên tử Xô. Hội nghị Á - Phi vừa rồi cũng có quyết nghị như vậy.

C.B.

------

- Báo Nhân Dân, số 433, ngày 10-5-1955, tr.2.

- Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.9, tr.462-463.

Tin liên quan

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Tôi rất tâm đắc với nội dung bài xã luận “Dân giàu nước mạnh; nước mạnh dân giàu” đăng trên báo Nhân Dân ngày 5/3/1988. Quan điểm về quan hệ kinh tế - xã hội giữa một người, một nhóm, một tập thể với cả nước, cả xã hội đã được trình bày rõ. Ở đây tôi muốn nêu một khía cạnh khác về mối quan hệ giữa cả nước và một địa phương, mà địa phương là bộ phận hợp thành của cả nước.