Bọn Ngô Đình Diệm tuyên bố rằng: Sau những trận đánh nhau vừa qua.

Ở Sài Gòn có 4.000 nhà cháy, 1 vạn 5.000 người bị nạn.

Ở Chợ Lớn có 3.836 nhà cháy, 2 vạn 217 người bị nạn.

Hãng Thông tin Anh đưa tin rằng: Những con số ấy không đúng, nhà bị cháy và người bị nạn còn nhiều hơn nữa.

Dù sao, 8.000 nhà cháy và hơn 3 vạn 5.000 người bị nạn, thì Sài Gòn - Chợ Lớn cũng đã tiêu điều lắm rồi. Vả lại, ở các tỉnh miền Nam, cuộc đánh nhau vẫn tiếp tục, các phái chống Diệm đang đe dọa phong tỏa Sài Gòn, đồng bào miền Nam chưa thoát khỏi tai nạn.

Hãng Thông tin Anh nói thêm: “Nhiều người trước kia giầu có, nay cơ đồ mất hết, biến thành những người ăn xin, bơ vơ không cửa không nhà”.

Thế là không những chỉ đồng bào “di cư” và nhân dân lao động lâm vào cảnh bi đát; mà cả lớp tư sản và những nhà công thương, cũng vì Diệm mà bị điêu tàn. Trong lúc đó, đồng bào miền Bắc tuy có khó khăn do chiến tranh để lại, nhưng ai cũng an cư lạc nghiệp, được hưởng tự do dân chủ và phấn đấu cho một tương lai vẻ vang. Cho nên đồng bào miền Bắc càng phải thương xót và phải giúp đỡ đồng bào miền Nam đấu tranh.

C.B.

------

- Báo Nhân Dân, số 457, ngày 3-6-1955, tr.2.

- Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.9, tr.506.

Tin liên quan

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Tôi rất tâm đắc với nội dung bài xã luận “Dân giàu nước mạnh; nước mạnh dân giàu” đăng trên báo Nhân Dân ngày 5/3/1988. Quan điểm về quan hệ kinh tế - xã hội giữa một người, một nhóm, một tập thể với cả nước, cả xã hội đã được trình bày rõ. Ở đây tôi muốn nêu một khía cạnh khác về mối quan hệ giữa cả nước và một địa phương, mà địa phương là bộ phận hợp thành của cả nước.