Vùng Bắc Phi gồm có 3 nước: Tuynidi hơn 2 triệu dân, Angiêri 5 triệu rưỡi, và Marốc 9 triệu.

Ba nước ấy bị Pháp chiếm làm thuộc địa bị bóc lột tàn tệ, cũng như Việt Nam ngày trước. Họ thường nổi lên đấu tranh. Từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai, phong trào dân tộc giải phóng ở 3 nước đó càng lên mạnh.

Thực dân Pháp dùng mọi thủ đoạn hung ác, đê hèn để đàn áp, khủng bố, chia rẽ, lừa bịp. Thượng tuần tháng 12-1952, thực dân Pháp ám sát đồng chí Tổng Thư ký Tổng Liên đoàn Lao động Tuynidi. Nhân dân Tuynidi bãi công để phản đối. Nhân dân Marốc cũng nổi lên phản đối Pháp và tỏ đồng tình với nhân dân Tuynidi. Pháp dùng 1 vạn lính đi đàn áp, bắt bớ nhiều người, bắn chết một số. Trước hành động dã man của Pháp, nhân dân cả nước Marốc bãi thị, bãi khóa, bãi công.

Ở Đại hội đồng Liên hợp quốc, 63 nước tán thành mời đại biểu Tuynidi đến để tố cáo tội ác thực dân Pháp. Nhưng đại biểu Pháp tránh mặt, không dám ra trước Đại hội đồng. Đế quốc Mỹ thì bênh vực thực dân Pháp, chống lại Tuynidi.

Nhân dân ta kháng chiến chống thực dân Pháp và can thiệp Mỹ. Nhân dân Bắc Phi cũng chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Nhân dân Bắc Phi đấu tranh, làm cho thế lực Pháp - Mỹ yếu đi một phần. Vì mục đích chung là giải phóng dân tộc, vì chống kẻ thù chung là thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, nên nhân dân Việt Nam ta sốt sắng đồng tình với anh em Bắc Phi.

C.B.

--------

- Báo Nhân Dân, số 90, từ ngày 8 đến ngày 14-1-1953, tr.2.

- Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.8, tr.10-11.

Tin liên quan

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Tôi rất tâm đắc với nội dung bài xã luận “Dân giàu nước mạnh; nước mạnh dân giàu” đăng trên báo Nhân Dân ngày 5/3/1988. Quan điểm về quan hệ kinh tế - xã hội giữa một người, một nhóm, một tập thể với cả nước, cả xã hội đã được trình bày rõ. Ở đây tôi muốn nêu một khía cạnh khác về mối quan hệ giữa cả nước và một địa phương, mà địa phương là bộ phận hợp thành của cả nước.