Trước ngày hòa bình trở lại, cuộc kháng chiến của ta càng thắng lợi, thì ở Pháp phong trào nhân dân chống chiến tranh càng lên cao. Nó lên cao vọt trong khi ta thắng to ở Điện Biên Phủ.

Vâng lời Mỹ, Chính phủ Lanien muốn tiếp tục chiến tranh, cho nên đã bị lật đổ. Ông Măngđét Phơrăngxơ chủ trương thương lượng hòa bình với ta, cho nên đã được nhân dân Pháp ủng hộ và được Quốc hội Pháp bầu làm Thủ tướng với một số phiếu nhiều nhất trong lịch sử (419 phiếu thuận, chỉ có 47 phiếu chống).

Kế đến việc “quân đội châu Âu”, tức là để cho Tây Đức vũ trang lại. Nhân dân Pháp kịch liệt phản đối. Quốc hội Pháp bác bỏ hiệp ước đó. Nhờ vậy, uy tín của ông Măngđét Phơrăngxơ cũng được nâng cao.

Song, như một người sức yếu mà phải chạy thi, đến đó thì ông Măngđét Phơrăngxơ bắt đầu lùi bước: Theo lời Mỹ mà tham gia khối xâm lược Đông Nam Á. Theo lời Mỹ mà ủng hộ Ngô Đình Diệm. Theo lời Mỹ mà ký Hiệp ước Pari, tức là vũ trang lại Tây Đức dưới một danh từ khác.

Vì vậy, nhân dân Pháp lại đấu tranh kịch liệt; sự tin cậy đối với ông Măngđét Phơrăngxơ ngày càng giảm sút: phiếu thuận từ 419 (hồi tháng 7) giảm xuống 259, phiếu chống từ 47 tăng lên 280.

Có thể nói rằng: Ai theo đế quốc Mỹ là người ấy hỏng, và Mỹ đã làm hại ông Măngđét Phơrăngxơ. Trong khoảng 69 năm, Pháp đã bị Đức đánh bại, tàn phá và chiếm đóng 3 lần. Ngày nay nếu vũ trang lại Tây Đức thì khác nào Pháp mài dao để tự sát. Vì vậy, nhân dân Pháp kịch liệt phản đối. Nhưng bọn tư bản phản động Pháp thì hy sinh lợi ích của Tổ quốc cho lợi ích giai cấp của họ.

Nhân dân Pháp cũng như nhân dân ta và nhân dân thế giới yêu chuộng hòa bình, phản đối chiến tranh xâm lược. Chính vì vậy mà nhân dân ta nhiệt liệt đồng tình và ủng hộ nhân dân Pháp, và tin chắc rằng nhân dân Pháp sẽ thắng lợi.

C.B.

-----------

Báo Nhân Dân, số 305, ngày 31-12-1954, tr.2.

Tin liên quan

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Tôi rất tâm đắc với nội dung bài xã luận “Dân giàu nước mạnh; nước mạnh dân giàu” đăng trên báo Nhân Dân ngày 5/3/1988. Quan điểm về quan hệ kinh tế - xã hội giữa một người, một nhóm, một tập thể với cả nước, cả xã hội đã được trình bày rõ. Ở đây tôi muốn nêu một khía cạnh khác về mối quan hệ giữa cả nước và một địa phương, mà địa phương là bộ phận hợp thành của cả nước.