Kể từ ngày 19-12-1946, Việt Nam toàn quốc kháng chiến, đến ngày 21-7-1954 - ký hiệp định đình chiến ở Giơnevơ, theo con số công khai của Chính phủ Pháp (con số này chỉ đúng phần nào thôi), thì quân viễn chinh Pháp đã mất: 234.000 binh sĩ, trong đó:

28.000 binh sĩ bị bắt làm tù binh,

92.000 người chết,

114.000 người bị thương.

Trong số binh sĩ chết, có 8.200 sĩ quan và hạ sĩ quan. Gần 20.000 người Pháp chính cống, 73.000 binh sĩ ngụy và Phi.

Trong số bị thương có 46.000 binh sĩ Pháp chính cống, 68.000 ngụy và Phi.

Trong số bị bắt, 4.000 Pháp chính cống, 24.000 ngụy và Phi.

Tức là trong số chết, bị thương, bị bắt, số binh sĩ ngụy và Phi nhiều gấp mấy binh sĩ Pháp. Đó là chính sách thâm độc của bọn can thiệp Mỹ, lũ hiếu chiến Pháp và tay sai của chúng; chính sách “gà một lồng, bôi mồng chọi nhau”. Chúng đẩy những người bị áp bức đánh nhau với người bị áp bức khác.

Về tiền bạc, Pháp đã tốn hơn 3.050 ngàn triệu phrăng.

Chỉ trong một năm 1954, Mỹ đã “giúp” Pháp và ngụy 475 ngàn triệu phrăng.

Một điểm nữa cần được chú ý là: nhân dân Pháp phải đóng góp ngày càng thêm nặng vào chiến tranh ở Đông Dương: như năm 1946 là 102 ngàn triệu, đến năm 1954 tăng đến 428 ngàn triệu.

Trong 8 năm chiến tranh “bẩn thỉu”, nhân dân Pháp đã mất hơn 70.000 thanh niên và 3.050 ngàn triệu đồng. Nếu để sức người sức của ấy mà xây dựng lại nước Pháp, thì ngày nay chính trị và kinh tế Pháp đã không bị phụ thuộc vào Mỹ. Nhân dân Pháp hiểu như vậy, cho nên họ đã hăng hái chống chiến tranh, và vui mừng khi hòa bình ở Đông Dương đã trở lại.

C.B.

-----------

Báo Nhân Dân, số 216, từ ngày 19 đến ngày 21-8-1954, tr.2.

Tin liên quan

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Tôi rất tâm đắc với nội dung bài xã luận “Dân giàu nước mạnh; nước mạnh dân giàu” đăng trên báo Nhân Dân ngày 5/3/1988. Quan điểm về quan hệ kinh tế - xã hội giữa một người, một nhóm, một tập thể với cả nước, cả xã hội đã được trình bày rõ. Ở đây tôi muốn nêu một khía cạnh khác về mối quan hệ giữa cả nước và một địa phương, mà địa phương là bộ phận hợp thành của cả nước.