Mỹ và Anh cố vũ trang lại Tây Đức. Trong 70 năm qua, Pháp đã bị Đức đánh cho tan tác 3 lần, mà nay chính phủ Pháp cũng tán thành vũ trang lại Tây Đức, thế mới ngốc chứ! Mục đích của chính phủ Mỹ, Anh, Pháp là nhằm bao giờ cần thì dùng quân phiệt Đức để tiến công Liên Xô và các nước dân chủ mới. Song nhân dân Tây Đức thì muốn hòa bình, chống vũ trang. Vừa rồi, một cơ quan Đức đã thăm dò ý kiến nhân dân về vấn đề vũ trang. Kết quả như sau: Hỏi: “Anh có muốn đi lính không?”.

Trong 100 thanh niên, thì 85 người trả lời: “Không!”.

Nhiều thanh niên còn nhấn mạnh thêm: “Nếu quân đội là quân đội của nhân dân Đức và không tham gia khối Bắc Đại Tây Dương, thì tôi sẽ vui lòng đi lính”.

Hãng thông tin Mỹ AP (6-9) cũng nhận rằng từ tháng 7, số thanh niên Tây Đức xin đi lính đã giảm sút 80 phần 100. Cuối tháng 7, một tuần có 3.395 thanh niên xin đi lính, sang tháng 9 thì chỉ có 721 người. Mỗi tuần lại có độ 30 người trước đã xin đi lính, nay lại xin thôi.

Chống quân đội kiểu phátxít, chống tham quan khối Mỹ, mong muốn thống nhất và hòa bình. Đó là ý chí chung của nhân dân Tây Đức. Mà chính những điều đó đã làm cho chính phủ Tây Đức rất lo ngại, mà Mỹ và phe Mỹ cũng lo ngại.

C.B.

------------

Báo Nhân Dân, số 640, ngày 3-12-1955, tr.2.

Tin liên quan

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Tôi rất tâm đắc với nội dung bài xã luận “Dân giàu nước mạnh; nước mạnh dân giàu” đăng trên báo Nhân Dân ngày 5/3/1988. Quan điểm về quan hệ kinh tế - xã hội giữa một người, một nhóm, một tập thể với cả nước, cả xã hội đã được trình bày rõ. Ở đây tôi muốn nêu một khía cạnh khác về mối quan hệ giữa cả nước và một địa phương, mà địa phương là bộ phận hợp thành của cả nước.