Vì có “công trạng” vượt muôn dặm sang giúp bọn Ngô Đình Diệm cắn giết đồng bào ta ở miền Nam, lũ chó Mỹ (loài chó bốn chân) cũng được hưởng đặc quyền đặc lợi. Chúng được ở nhà lầu, có lính phục vụ, số tiền ăn hàng ngày nhiều gấp 8 lần tiền ăn của người lính trong quân đội tổng Ngô, v.v..

Nhưng không phải chỉ bọn Mỹ ở miền Nam Việt Nam quý trọng súc vật hơn con người, mà ở nước Hoa Kỳ “văn minh” cũng vậy. Thí dụ:

Ở bang Nêbơraxca một chủ trại nuôi bò sữa đã tiêu 25.000 đôla xây hầm trú ẩn chống bom nguyên tử cho đàn bò của hắn. Trong hầm, bò đực và bò cái có chỗ ở riêng biệt. Lão chủ trại quy định: khi có báo động, những người chăn bò được phép cùng đàn bò vào hầm trú ẩn; nhưng cấm không được đưa vợ con họ vào cùng hầm!

Người ta thường thiến chó, thiến gà. Bọn thống trị Mỹ thì thiến vợ những công nhân Mỹ thất nghiệp.

Mỗi năm ở Mỹ có hơn 5 triệu công nhân thất nghiệp. Trong 100 công nhân Mỹ da đen thì có độ 10 người thất nghiệp. Trong 100 công nhân Mỹ da trắng thì có độ 5 người thất nghiệp.

Vì sợ công nhân thất nghiệp “cùng thì biến”, cho nên bọn tư bản Mỹ buộc phải cho họ một thứ phụ cấp “đói không chết, nhưng ăn không no”.

Vừa rồi, chính quyền ở bang Viếcgini “khuyến khích” vợ những công nhân thất nghiệp (đặc biệt là công nhân Mỹ da đen) “tự nguyện thiến”. Lý do hợp pháp là vì nghèo nàn mà thiến! Hiện nay còn khuyến khích, nhưng chính quyền Viếcgini đã quyết định: Rồi đây pháp luật sẽ bắt buộc thiến, vì vợ những người thất nghiệp đã thiến rồi mới được phép hưởng khoản cứu tế!

“Nhân đạo” của Mỹ là thế đó.

Coi người không bằng bò và chó!

Chế độ như vậy chắc nay mai

Sẽ bị nhân dân Mỹ đánh đổ.

T.L.

----------------------------------

Báo Nhân Dân, số 3162, ngày 21-11-1962, tr.4.

Tin liên quan

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Tôi rất tâm đắc với nội dung bài xã luận “Dân giàu nước mạnh; nước mạnh dân giàu” đăng trên báo Nhân Dân ngày 5/3/1988. Quan điểm về quan hệ kinh tế - xã hội giữa một người, một nhóm, một tập thể với cả nước, cả xã hội đã được trình bày rõ. Ở đây tôi muốn nêu một khía cạnh khác về mối quan hệ giữa cả nước và một địa phương, mà địa phương là bộ phận hợp thành của cả nước.