Bà con ta còn nhớ những hành động anh dũng của các em nhi đồng miền Nam trong thời kỳ kháng chiến. Như một em nhi đồng đã tẩm dầu xăng vào áo quần, rồi châm lửa vào mình để đốt kho dầu của địch.

Như ba anh em nhi đồng ở Sài Gòn thà bị đánh, bị tù, chứ quyết không chịu bước trên ảnh Bác. Và còn nhiều em khác đã oanh liệt hy sinh cho Tổ quốc.

Vừa rồi, bọn Ngô Đình Diệm ở Thừa Thiên họp mít-tinh, bắt ép nhân dân xé quốc kỳ ta. Đồng bào không ai chịu xé.

Bỗng một em nhi đồng độ 13, 14 tuổi bước ra. Tưởng em ấy ra xé cờ, bọn tay sai của Diệm vỗ tay om sòm.

Em ấy trèo ngay lên bục, nhìn thẳng vào đồng bào, và nói:

"Gia đình em ba đời cực khổ. Ông nội em chết đói. Cha mẹ cũng suýt chết đói. Từ năm kia năm kìa, nhờ lá cờ này mà cha mẹ được chia ruộng công điền, em được ăn, được học. Từ năm ngoái, lá cờ này không ở trong làng nữa, thì cha em lại khổ mà em cũng khổ. Vì vậy, em nhất định không bao giờ xé cờ này".

Nói xong, em giật lấy lá cờ, cuốn chặt quanh mình, rồi thách bọn tay sai của Diệm: "Nào, chúng mày muốn xé cờ, thì xé luôn cả thân tao đi!".

Đồng bào cảm động, vỗ tay hoan hô em, và chửi rủa bọn Mỹ-Diệm.

Chửi vào mặt lũ hung tàn,

Em đà xứng đáng cháu ngoan Bác Hồ!

C.B.

---------

Báo Nhân Dân, số 725, ngày 27-2-1956, tr.2.

Tin liên quan

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Tôi rất tâm đắc với nội dung bài xã luận “Dân giàu nước mạnh; nước mạnh dân giàu” đăng trên báo Nhân Dân ngày 5/3/1988. Quan điểm về quan hệ kinh tế - xã hội giữa một người, một nhóm, một tập thể với cả nước, cả xã hội đã được trình bày rõ. Ở đây tôi muốn nêu một khía cạnh khác về mối quan hệ giữa cả nước và một địa phương, mà địa phương là bộ phận hợp thành của cả nước.