Đồng bào miền Bắc rất yêu quý đồng bào miền Nam, hễ có dịp là ra sức giúp đỡ. Thí dụ:

Được tin một số đồng bào miền Nam ra tập kết muốn tham gia sản xuất, bà con Hà Đông liền chuẩn bị sẵn sàng đón tiếp. Đợt đầu, mới có 115 gia đình đồng bào miền Nam, mà bà con Hà Đông đã chuẩn bị:

280 nơi ở, 57 vạn đồng ngân hàng,

51 mẫu ruộng, 81 yến gạo,

9 tạ thóc giống, 21 yến thóc,

293 gánh phân, 54 cân ngô,

247 công người, 27 cân khoai,

257 công trâu, 100 gánh rơm, v.v..

Ty Y tế thì săn sóc về thuốc men. Ty Công thương thì cấp phiếu để đồng bào miền Nam được mua gạo mậu dịch.

Tuy mới gặp nhau lần đầu, anh em Nam Bắc tay bắt mặt mừng, âu yếm như bà con thân thích. Không những người lớn lo giúp đỡ đồng bào mới đến, các em nhi đồng cũng tìm cách giúp đỡ: 800 em học sinh xã Tân Hội xung phong mỗi em mỗi ngày giúp một bó lá để đồng bào miền Nam làm phân xanh bón ruộng.

Trước tình thân yêu đoàn kết ấy, đồng bào miền Nam rất cảm động và liền hăng hái bắt tay vào công việc sản xuất.

C.B.

------------

- Báo Nhân Dân, số 520, ngày 5-8-1955, tr.2.

- Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.10, tr.70.

Tin liên quan

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Tôi rất tâm đắc với nội dung bài xã luận “Dân giàu nước mạnh; nước mạnh dân giàu” đăng trên báo Nhân Dân ngày 5/3/1988. Quan điểm về quan hệ kinh tế - xã hội giữa một người, một nhóm, một tập thể với cả nước, cả xã hội đã được trình bày rõ. Ở đây tôi muốn nêu một khía cạnh khác về mối quan hệ giữa cả nước và một địa phương, mà địa phương là bộ phận hợp thành của cả nước.