Chính nghĩa thắng lợi, hòa bình trở lại, là nhờ toàn dân ta đoàn kết, toàn quân ta anh dũng. Đồng thời nhờ lực lượng hòa bình thế giới ủng hộ ta. Nhưng cũng nhờ những chiến sĩ anh hùng đã vui lòng chết để cho Tổ quốc sống, nhân dân sống, như:

- Đồng chí Đàn - đã cúi lưng làm giá súng để cho đồng đội bắn chặn địch lại, đến chết vẫn cứ nằm yên.

- Đồng chí Giót - nhét mình vào lỗ châu mai, làm cho địch không bắn ra được để bộ đội ta tiến lên chiếm đồn giặc.

- Đồng chí Trọng - khi bộ đội ta kéo súng to leo dốc, một khẩu súng trượt xuống, đồng chí Trọng gieo mình dưới bánh xe để chặn súng lại.

Và trăm nghìn anh hùng, liệt sĩ khác đã ung dung làm những việc “Trời đất phải kinh, quỷ thần phải khóc”. Người tuy chết, nhưng tiếng thơm lưu truyền mãi với non sông.

Chúng ta cần ghi chép và thường nhắc lại những sự tích ấy, để giáo dục nhân dân ta chịu đựng gian khổ, vượt mọi khó khăn, quyết tâm làm trọn nhiệm vụ xây dựng lại nước nhà. Để giáo dục thanh niên ta rèn luyện một chí khí kiên quyết quật cường, một tâm lý quả cảm xung phong, tin tưởng vào tương lai của Tổ quốc, vào lực lượng của nhân dân, hy sinh lợi ích riêng cho lợi ích chung của dân tộc, ra sức đấu tranh để củng cố hòa bình, thực hiện thống nhất, hoàn thành độc lập và dân chủ trong toàn nước Việt Nam ta. Vậy có thơ rằng:

Nh ai ta có hòa bình?
Nh người chiến sĩ quên mình vì dân.

C.B.

-----------

- Báo Nhân Dân, số 273, ngày 26-11-1954, tr.2.

- Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.9, tr.135-136.

Tin liên quan

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Tôi rất tâm đắc với nội dung bài xã luận “Dân giàu nước mạnh; nước mạnh dân giàu” đăng trên báo Nhân Dân ngày 5/3/1988. Quan điểm về quan hệ kinh tế - xã hội giữa một người, một nhóm, một tập thể với cả nước, cả xã hội đã được trình bày rõ. Ở đây tôi muốn nêu một khía cạnh khác về mối quan hệ giữa cả nước và một địa phương, mà địa phương là bộ phận hợp thành của cả nước.