Hôm 16-4, các báo Pháp đăng tin:

“Ông X., một nhân viên làm việc cho công ty M., 57 tuổi, là một gia đình tử tế, có 12 người con, 1 con trai đi lính, mới “hy sinh cho Tổ quốc” ở mặt trận Bắc Phi.

Vì tuổi quá già (?) mà bị công ty thải. Ông X. đi tìm công việc, luôn 6 ngày mà không tìm được. Trong 6 ngày ấy, X. buồn rầu tủi hổ, không ăn uống, không về nhà... X. đã chết đói ở công viên Vanhxen, ngoại ô Pari”.

Cuối tháng 7, các báo Pháp đăng tin:

“Từ nay, chó và mèo của nhà giàu ở Pari sẽ được đi nghỉ mát. Hội “Bảo hộ súc vật” vừa mở một trại nghỉ hè cách Pari 30 cây số. Phí tổn mỗi ngày.

- 1 con chó to phải trả 150 đồng phrăng,

- 1 con chó nhỏ phải trả 120 đồng phrăng,

- 1 con mèo phải trả 70 đồng phrăng.

Chó mèo nghỉ mát thảnh thơi,

Người lành chết đói, cái đời lạ thay!”

Đó là một hình ảnh của xã hội tư bản. Bà con nghĩ sao?.

C.B.

----------

Báo Nhân Dân, số 526, ngày 11-8-1955, tr.2.

Tin liên quan

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Tôi rất tâm đắc với nội dung bài xã luận “Dân giàu nước mạnh; nước mạnh dân giàu” đăng trên báo Nhân Dân ngày 5/3/1988. Quan điểm về quan hệ kinh tế - xã hội giữa một người, một nhóm, một tập thể với cả nước, cả xã hội đã được trình bày rõ. Ở đây tôi muốn nêu một khía cạnh khác về mối quan hệ giữa cả nước và một địa phương, mà địa phương là bộ phận hợp thành của cả nước.