Mấy con số sau đây là trích ở một số tờ báo tư sản Mỹ Nữu-Ước thời báo (6-8) nói về Liên Xô. Để hiểu rõ thêm những con số ấy, xin bà con nhớ rằng: Trong khoảng 1940-1955, có cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai, phát-xít Đức đã tàn phá của Liên Xô 1.710 thành phố (chưa kể hàng vạn làng mạc bị tàn phá) và hơn 6 triệu ngôi nhà.

Nếu bà con biết rằng độ 50 năm trước đây cả nước Mỹ có 1.737 thành phố (hiện nay có 4.700 thành phố), và hiện nay cả nước Pháp có 12.500.000 ngôi nhà thì ta càng thấy rõ Liên Xô hy sinh to lớn trong cuộc kháng chiến và đã cố gắng phi thường để khôi phục rồi phát triển kinh tế và văn hóa từ sau chiến tranh.

Xin bà con cũng chú ý mấy con số như: cứ 14 công nhân Liên Xô thì có một chuyên gia; và mọi mặt đều tăng thêm mà số nhân viên hành chính thì giảm bớt - năm 1940 có 1.800.000 người, năm 1955 có 1.400.000 người,…

 1940                   1955
 830 vạn người  Ở các xí nghiệp số công nhân 1.430 vạn người
   90 vạn người  Số chuyên gia    150 vạn người
   77 vạn người  Số nhân viên khác      75 vạn người
180 vạn người  Tổng số cán bộ chính quyền    140 vạn người
290 vạn người  Cán bộ ngành giáo dục    460 vạn người
150 vạn người  Cán bộ ngành y tế    260 vạn người
41% Phụ nữ ở các xí nghiệp chiếm 45%
58% Phụ nữ ở ngành giáo dục 68%
908.000 người  Chuyên gia học xong trường cao đẳng
2.184.000 người
235.500 đơn vị nhỏ gồm: Nông trường tập thể      85.700 đơn vị to:
     1.870 vạn hộ           1.970 vạn hộ
200 triệu 70 vạn sào Anh  Diện tích ruộng đất 868 triệu 30 vạn sào
570 vạn con Số bò 1.080 vạn con 
97 triệu tấn  Số thóc thu hoạch 103 triệu tấn 
20 tỷ 7 ức đồng rúp[1]  Số tiền thu nhập của các nông trường 75 tỷ 6 ức đồng rúp 
15.500 rạp   - Rạp chiếu bóng 33.300 rạp 
38 triệu số - Báo hàng ngày 49 triệu số
95.000 người  - Số người chuyên về khoa học 223.900 người 

Trong đại gia đình xã hội chủ nghĩa, Liên Xô là người anh cả, phải “tự lực cánh sinh”, mà thành công to lớn như vậy. Việt Nam ta có Liên Xô, Trung Quốc và các nước anh em khác giúp, toàn thể nhân dân ta - nhất là lao động chân tay và lao động trí óc - quyết tâm học tập tinh thần anh dũng của nhân dân Liên Xô, đồng tâm nhất trí, ra sức thi đua, thì kế hoạch khôi phục kinh tế và phát triển văn hóa của ta nhất định sẽ hoàn thành vượt mức.

C.B.

---------

[1] 1 tỷ là 1.000 triệu
1 ức là 100 triệu
1 đồng rúp bằng độ 750 đồng ngân hàng ta

Báo Nhân Dân, số 902, ngày 23-8-1956, tr.2.

Tin liên quan

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Tôi rất tâm đắc với nội dung bài xã luận “Dân giàu nước mạnh; nước mạnh dân giàu” đăng trên báo Nhân Dân ngày 5/3/1988. Quan điểm về quan hệ kinh tế - xã hội giữa một người, một nhóm, một tập thể với cả nước, cả xã hội đã được trình bày rõ. Ở đây tôi muốn nêu một khía cạnh khác về mối quan hệ giữa cả nước và một địa phương, mà địa phương là bộ phận hợp thành của cả nước.