Ở Hà Tĩnh, có những khẩu hiệu: “Tố lên nỗi khổ để Đảng và Bác nghe”, “Triệt để giai cấp địa chủ bóc lột nông dân”. Không nói triệt để cái gì?

- Có cán bộ giải thích: “Vì trung nông thờ ơ với thuế nông nghiệp cho nên chỉ đoàn kết với họ. Vì phú nông kháng chiến mnh, cho nên liên hiệp với họ”.

- Ở Thái Nguyên có cán bộ đảo ngược chính sách đã nói: “Rút xấu bù tốt, rút xa bù gần”. Kết quả: Ai cũng muốn bù tốt và bù gần.

- Ở Cao Bằng, tại một nơi trước bị địch chiếm, khi giải thích chính sách khoan hồng của Chính phủ, cán bộ nói: “Ai có tội, nói thật sẽ được khoan hồng. Giấu không được. Bay lên trời cũng có súng bắn. Chui xuống đất cũng đào lên. Trốn vào hang cũng đục đá bắt bằng được”. Một cách khoan hồng thật quái lạ!

- Khi phê bình cán bộ không nắm vững chính sách, Đoàn ủy X đã nói đến địa chủ và phú nông trước hết, rồi nói đến trung nông, sau cùng mới nói đến bần cố nông. Thế là Đoàn ủy đã đo ngược chính sách.

- Trong một bản báo cáo của “Tòa án nhân dân đặc biệt”, một thẩm phán đã viết: “Địa chủ X đã đánh vào gáy ông Y, máu chảy lan rộng bằng một gian nhà. Hiện nay ông Y còn so gáy dài đ 50 phân tây. Một cái sẹo ở gáy dài nửa thước tây!

- Trong đợt 4, chỉ có độ nửa số cán bộ “ba cùng” mà có nơi đã bị 90 phần 100 rễ là rễ xấu.

- Ở xã T, đồng chí A chắc 2 cốt cán đã được “bồi dưỡng” 100 phần 100. Khi sắp giới thiệu 2 người vào Đảng, họ đều nói: “Nhà neo người, không dám vào Đảng. Chúng em có xin vào đâu”. Thế là đã rất sơ suất đối với việc giới thiệu người vào Đảng.

- Một khuyết điểm rất phổ biến là: Khi nói với bà con nông dân, cán bộ hay dùng danh t: Sách lược, quan điểm, đối tượng, cao độ, v.v. và v.v.. Kết quả là “dầm” suốt buổi mà chẳng ai hiểu cán bộ “dầm” cái gì.

Những cái tếu trên đã làm hại nhiều cho công việc. Mong cán bộ ta cẩn thận từng lời nói, từng việc làm, thật thà “ba cùng”, làm đúng chính sách, để giành lấy kết quả tốt hơn trong công tác phát động quần chúng.

C.B.

----------

- Báo Nhân Dân, số 221, từ ngày 4 đến ngày 6-9-1954, tr.2.

- Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.9, tr.43-44.

Tin liên quan

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Tôi rất tâm đắc với nội dung bài xã luận “Dân giàu nước mạnh; nước mạnh dân giàu” đăng trên báo Nhân Dân ngày 5/3/1988. Quan điểm về quan hệ kinh tế - xã hội giữa một người, một nhóm, một tập thể với cả nước, cả xã hội đã được trình bày rõ. Ở đây tôi muốn nêu một khía cạnh khác về mối quan hệ giữa cả nước và một địa phương, mà địa phương là bộ phận hợp thành của cả nước.