Ngày 16-7-1955, Ngô Đình Diệm đã tuyên bố chống lại hiệp thương. Nhưng vì sợ sự bất bình của nhân dân ta và sự phản đối của dư luận thế giới, nên y nói rất quanh co, lúng túng. Y rào đi đón lại, nào là không chống tuyển cử, không chống thống nhất mà chỉ chống Hiệp định Giơnevơ, chống hiệp thương. Không hiệp thương, không nói chuyện với Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thì làm thế nào để đi đến tổng tuyển cử được.

Một điều đáng chú ý nữa là lời tuyên bố của Ngô Đình Diệm vừa rồi có những câu văn dịch rất vụng. Ai cũng biết tỏng là những lời Diệm nói đều do Mỹ viết sẵn. Diệm thì giả cầy quen, nên dịch dốt; ví dụ như những chữ: "Lý do hữu hiện", "xung kích nước bạn Ailao", "tái lập nền thống nhất trong những điều kiện dân chủ và hữu nghiệm nhất" và nhiều câu dài như bè rau muống.

Không biết chữ với nghĩa gì mà lủng củng thế?

Thật là:

                        Kẻ gian giả bộ người ngay,
              Văn chương chữ nghĩa giả cầy khó nghe
.

H.B.

------------
- Báo Nhân Dân, số 504, ngày 20-7-1955, tr.2.
- Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.10, tr.50.

Tin liên quan

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Tôi rất tâm đắc với nội dung bài xã luận “Dân giàu nước mạnh; nước mạnh dân giàu” đăng trên báo Nhân Dân ngày 5/3/1988. Quan điểm về quan hệ kinh tế - xã hội giữa một người, một nhóm, một tập thể với cả nước, cả xã hội đã được trình bày rõ. Ở đây tôi muốn nêu một khía cạnh khác về mối quan hệ giữa cả nước và một địa phương, mà địa phương là bộ phận hợp thành của cả nước.