- Ai không nhớ kỹ rằng Ấn Độ căn bản là một nước châu Á, thì không thể hiểu được ảnh hưởng chính trị to lớn trong cuộc đi thăm Ấn Độ của hai lãnh tụ Liên Xô.

- Hai năm trước đây, tôi đã đi xem xét những vùng dân tộc thiểu số ở Liên Xô, đặc biệt là xứ Tách-ken, xứ Bu-kha-ra và xứ Sa-mác-kan. Tôi rất phấn khởi khi trông thấy sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội và mức sinh hoạt đầy đủ của họ.

- Đối với các nước chậm tiến, chủ nghĩa cộng sản có lẽ là một cách giải quyết các vấn đề; vì lẽ rằng chế độ nào thành công trong nước của họ tức là chế độ ấy tốt.

- Trên thế giới, một phần ba loài người sống đầy đủ, còn hai phần ba loài người thì sống cực khổ hơn súc vật. Đó là vì một phần ba loài người nắm 85 phần 100 của cải trên thế giới, chỉ còn 15 phần 100 của cải cho hai phần ba loài người. Còn sự không công bằng ấy, thì thế giới sẽ không có hòa bình thật sự.

Ai nói những câu ấy? Phải chăng là một người cộng sản nói?

Thưa: đó là những câu nói của ông Sây-ven. Ông Sây-ven là một người công giáo ngoan đạo, quê ở nước Bỉ, đã từng làm Chủ tịch Ủy ban kinh tế và xã hội của Liên hợp quốc. Ông đã nói những câu ấy trong cuộc họp báo các nhà báo và các chính khách ở Pa-ri hôm 6-2-1956 vừa rồi.

C.B.

---------

Báo Nhân Dân, số 728, ngày 1-3-1956, tr.2.

Tin liên quan

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Tôi rất tâm đắc với nội dung bài xã luận “Dân giàu nước mạnh; nước mạnh dân giàu” đăng trên báo Nhân Dân ngày 5/3/1988. Quan điểm về quan hệ kinh tế - xã hội giữa một người, một nhóm, một tập thể với cả nước, cả xã hội đã được trình bày rõ. Ở đây tôi muốn nêu một khía cạnh khác về mối quan hệ giữa cả nước và một địa phương, mà địa phương là bộ phận hợp thành của cả nước.