Cuối tháng 12 vừa rồi, “Chính trị hiệp thương hội” Trung Hoa (tức là Mặt trận dân tộc thống nhất) họp hội nghị toàn quốc: Có 493 đại biểu tham gia. Sau đây xin trích vài bài phát biểu, để bà con cùng xem.

Bác sĩ Lý Tôn Ân, Giám đốc nhà thương Hiệp Hòa (Thượng Hải) nói:

- “Tôi là một kiểu mẫu do chính sách Mỹ xâm lược văn hóa đã đào tạo nên. Trước kia, nhà thương Hiệp Hòa là một nơi của đế quốc Mỹ huấn luyện một bọn người thân Mỹ, kính Mỹ - như tôi. Trong 10 năm trời, tôi chỉ biết trung thành với chính sách văn hóa xâm lược của Mỹ. Tôi đã quên cả Tổ quốc. Thậm chí đến năm 1951, Chính phủ ta tiếp quản nhà thương, tôi vẫn trung thành với tiêu chuẩn và chế độ y tế của Mỹ, vẫn chống lại chính sách của Chính phủ ta. Khi Giải phóng quân mượn giường cho thương binh, trong tinh thần tôi vẫn chống cự”.

“Sau ngày tiếp quản, được Đảng lãnh đạo, được quần chúng giúp đỡ, được cải tạo tư tưởng, tôi học tập dần dần và dần dần giác ngộ. Lại được Đảng rộng lượng, để cho tôi giữ chức cũ và học tập thêm. Từ đó, tôi đã quyết tâm rửa sạch tư tưởng phản động và đầu óc thân Mỹ, chuộng Mỹ, để hết lòng hết sức phục vụ nhân dân. Và cũng từ đó, công tác của chúng tôi đã tiến bộ vượt mức. Vài thí dụ:

- Trước kia, một vị giáo thụ ở nhà thương Hiệp Hòa suốt 20 năm chỉ đào tạo được 13 cán bộ chuyên môn. Nay mỗi vị giáo thụ ít lắm mỗi năm cũng đào tạo được 10 cán bộ chuyên môn.

- Trước kia, nhà thương chỉ có 7 khoa, nay có 22 khoa.

- Trước kia, mỗi năm khám bệnh độ 68.600 người. Năm 1953, tăng đến 294.600 người.

Những điều đó làm cho tôi càng nhận định sâu sắc rằng: Chỉ có dưới sự lãnh đạo của Đảng, cùng nhân dân kết thành một khối, thì sự nghiệp khoa học và giáo dục mới có tiền đồ vẻ vang...”.

C.B.

------

- Báo Nhân Dân, số 325, ngày 20-1-1955, tr.2.

- Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.9, tr.271-272.

Tin liên quan

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Tôi rất tâm đắc với nội dung bài xã luận “Dân giàu nước mạnh; nước mạnh dân giàu” đăng trên báo Nhân Dân ngày 5/3/1988. Quan điểm về quan hệ kinh tế - xã hội giữa một người, một nhóm, một tập thể với cả nước, cả xã hội đã được trình bày rõ. Ở đây tôi muốn nêu một khía cạnh khác về mối quan hệ giữa cả nước và một địa phương, mà địa phương là bộ phận hợp thành của cả nước.