Tướng Lưu Văn Huy nói: “Đối với công việc kiến quốc, Mặt trận có một tác dụng rất to lớn và càng ngày càng phát triển. Nhờ Mặt trận mà tôi từ một người đại địa chủ đã trở nên một người kiên quyết ủng hộ việc cải cách ruộng đất; từ một người đại quân phiệt mà trở nên một cán bộ cao cấp trong chính quyền nhân dân; từ một đầu óc cũ đầy tư tưởng phong kiến và tư sản, đã trở nên một đầu óc mới, hết sức ủng hộ và thi hành nhiệm vụ mới của Chính phủ. Trong sự học tập, mỗi khi giải quyết được dứt khoát một vấn đề tư tưởng, thì tôi cảm thấy vô cùng sung sướng. Dưới sự sáng suốt chói lọi của Đảng và Mao Chủ tịch, tôi thật thà sống lại một đời mới. Đối với các bạn trong Mặt trận, tôi xin bày tỏ vài ý kiến:

1. Đối với sự lãnh đạo của Đảng - mỗi người chúng ta nhất là các nhân sĩ trong đảng phái dân chủ, nên kiên quyết tiếp thụ, phục tùng và nương tựa vào sự lãnh đạo của Đảng. Về công tác, chúng ta không nên coi mình như là người khách, mà nên ra sức tham gia mọi công việc. Trong mọi công việc, chúng ta nên thật thà chịu sự lãnh đạo của Đảng, chứ không nên do dự, hoài nghi chút nào. Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội, mà xa rời sự lãnh đạo của giai cấp công nhân và của Đảng, là một điều không thể tưởng tượng.

2. Đoàn kết 600 triệu người để xây dựng chủ nghĩa xã hội không phải là một việc dễ dàng. Mỗi người trong Mặt trận chúng ta phải có tinh thần vì dân vì nước mà hy sinh và quên mình. Hai chữ “quên mình” là then chốt của việc cải tạo tư tưởng. Mà muốn cải tạo tư tưởng thì phải thật thà tự phê bình và phê bình. Nếu không làm như vậy, thì “cải tạo tư tưởng” sẽ thành lời nói suông.

3. Liên hệ chặt chẽ với quần chúng. Đó là một điều rất quan trọng của Mặt trận. Chúng ta phải chịu khó, phải giúp đỡ, phải giáo dục, làm cho quần chúng bạo dạn bày tỏ hết ý kiến của họ. Nếu cứ cho người ta là lạc hậu, là khó cải tạo, thì không thể biết rõ tình hình thực tế. Mỗi người chúng ta phải luôn luôn nâng cao giác ngộ chính trị. Do đó mà tư tưởng sẽ gần nhau, quan hệ sẽ thân mật thêm, sẽ hết sự e dè đối với nhau. Do đó mà phát triển lực lượng mới, cùng nhau phấn đấu để giải phóng Đài Loan, bảo vệ hòa bình, xây dựng một Trung Quốc xã hội chủ nghĩa vĩ đại...”.

C.B.

------

- Báo Nhân Dân, số 326, ngày 21-1-1955, tr.2.

- Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.9, tr.273-274.

Tin liên quan

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Tôi rất tâm đắc với nội dung bài xã luận “Dân giàu nước mạnh; nước mạnh dân giàu” đăng trên báo Nhân Dân ngày 5/3/1988. Quan điểm về quan hệ kinh tế - xã hội giữa một người, một nhóm, một tập thể với cả nước, cả xã hội đã được trình bày rõ. Ở đây tôi muốn nêu một khía cạnh khác về mối quan hệ giữa cả nước và một địa phương, mà địa phương là bộ phận hợp thành của cả nước.